Trung Quốc dự tính gì với ngành thép trong giai đoạn 2016 – 2020?



Trung Quốc đặt ra các mục tiêu tăng thị phần nội địa, giảm quy mô sản xuất và khuyến khích đẩy các nhà máy sản xuất thép ra nước ngoài.

Chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu 10 nhà sản xuất thép lớn nhất sẽ chiếm lĩnh 60% thị trường nội địa vào cuối năm 2020. Mục tiêu tương tự đã không đạt được trong giai đoạn 2011 – 2015. Việc doanh nghiệp nhà nước sáp nhập các nhà sản xuất nhỏ hơn có thể giúp tăng thị phần.

1. Hợp nhất, giảm năng suất là yếu tố then chốt

Việc hợp nhất, ngăn vượt năng suất và giảm ô nhiễm được bao gồm trong kế hoạch phát triển ngành công nghiệp thép 5 năm lần thứ 13 của Trung Quốc. Các nhà sản xuất thép cũng đang tìm cách nâng cấp sản phẩm và mở rộng thị trường ra nước ngoài.

Trung Quốc không đạt được mục tiêu hợp nhất đặt ra trong kế hoạch 5 năm lần thứ 12, giai đoạn 2011 – 2015, chủ yếu bởi các công ty quy mô lớn chỉ đóng cửa vài nhà xưởng. Mục tiêu và dự báo trong kế hoạch giai đoạn 2016 – 2020 sẽ quan trọng bởi các bên tham gia đang tìm hướng đi để tạo vùng đệm ngăn biến động giá.

Thị phần nội địa của 10 công ty thép lớn nhất Trung Quốc.

2. Đặt mục tiêu giảm năng suất, tăng hiệu quả mới

Giảm bớt năng suất vượt mức của ngành công nghiệp thép là một vấn đề trọng tâm trong kế hoạch 5 năm lần thứ 12 và một lần nữa được đề cập giai đoạn 2016 – 2020.

Sản lượng thép thô của Trung Quốc đạt 1,13 tỷ tấn vào cuối năm 2015, tỷ lệ sử dụng chỉ là 70%, thấp hơn mức trung bình toàn cầu. Mục tiêu mới mà Trung Quốc đề ra là giảm sản lượng xuống dưới 1 tỷ tấn và nâng tỷ lệ sử dụng lên 80% vào cuối năm 2020.

Kiểm soát năng suất có thể đạt được nếu những yếu tố cũ và phi lợi nhuận được loại bỏ. Sự chấp thuận từ Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) và Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC) đối với kế hoạch cũng là điều cần thiết.

3. Đẩy nhanh quá trình hợp nhất

Ngành công nghiệp thép Trung Quốc không đạt mục tiêu giảm năng suất trong kế hoạch 5 năm lần thứ 12 do các nhà sản xuất lớn không đóng cửa các nhà máy sau hợp nhất. Nỗ lực này cần được thúc đẩy để sớm đạt mục tiêu vào cuối năm 2020.

Thị phần của 10 nhà sản xuất thép lớn nhất Trung Quốc, trong đó có Hesteel, Baosteel và Angang, giảm từ 49% năm 2010 xuống còn 34% vào năm 2015. Tỷ lệ này tăng lên 37% vào cuối năm 2017 nhưng vẫn chưa đủ nhanh để đạt mục tiêu 60% vào cuối năm 2020. Trong khi đó, nỗ lực về môi trường đã phần nào thành công khi lượng nước sạch cần tiêu thụ để sản xuất 1 tấn thép giảm.

4. Cần đầu tư nhiều hơn để đạt mục tiêu về môi trường

Các nhà sản xuất thép Trung Quốc cần tiếp tục đầu tư vào dây chuyền sản xuất để đáp ứng những yêu cầu khắt khe hơn về xả thải trong giai đoạn 2016 – 2020. Trung Quốc đã nâng các tiêu chuẩn môi trường để giảm ô nhiễm. Một đạo luật áp dụng từ năm 2015 yêu cầu tăng đầu tư môi trường thêm 13% cho mỗi tấn thép.

Các nhà sản xuất quy mô nhỏ phải đầu tư vào những thiết bị tốn kém để đáp ứng yêu cầu. Trong khi đó, những bên lớn hơn đã có những cái tiến phù hợp. Mục tiêu đặt ra là tỷ lệ ô nhiễm sulfur dioxide cần giảm 20% xuống dưới 0,68 kg trên 1 tấn thép sản xuất. Mục tiêu này trong giai đoạn trước đó là giảm 15%.

5. Baosteel, Angang là những công ty thép đủ tiêu chuẩn

Thời gian ba nhóm công ty thép được MIIT công nhận đạt tiêu chuẩn.

Ba nhóm nhà sản xuất thép bao gồm Baosteel, Angang và khoảng 300 công ty khác tuân thủ với các tiêu chuẩn của Trung Quốc về bảo vệ môi trường, quy mô và an toàn sản xuất, theo MIIT. Những bên không tuân thủ và không đủ sức đáp ứng sẽ chịu áp lực bị loại khỏi thị trường. Điều này có thể giúp giảm quy mô và hạn chế sản lượng. MIIT sẽ kiểm tra định kỳ những công ty đủ tiêu chuẩn.

6. Các công ty thép Trung Quốc có thể ra nước ngoài đặt nhà máy

Những khoản đầu tư lớn ra nước ngoài của các công ty thép Trung Quốc.

Chính phủ Trung Quốc khuyến khích các công ty thép ra nước ngoài để tìm kiếm quặng sắt và xây nhà máy tích hợp gần đó trong kế hoạch 5 năm lần 13. Họ cũng được chỉ đạo thiết lập liên doanh để xây nhà máy ở nước ngoài.

Hà Bắc, tỉnh sản xuất nhiều thép nhất Trung Quốc, có ý định tái phân bổ sản lượng khoảng 20 triệu tấn thép sang Đông Nam Á và châu Phi. Chuyển bớt ra nước ngoài có thể giúp bù đắp cho việc đóng cửa các nhà máy và giảm số vụ việc liên quan đến chống bán phá giá nhằm vào Trung Quốc.

7. Đa dạng hóa là chìa khóa cho các công ty thép Trung Quốc

Các công ty thép Trung Quốc được khuyến khích cải thiện sản phẩm, nâng cấp dây chuyền sản xuất và mở rộng chuỗi giá trị sang các sản phẩm chế biến sâu, đa dạng hóa kinh doanh như thương mại điện tử và các hoạt động khác liên quan tới thép.

Baosteel, nhà sản xuất thép lớn nhất Trung Quốc, đã thiết lập Ouyeel Commerce, một nền tảng trực tuyến dành cho kinh doanh, phân phối và dịch vụ tài chính vào năm 2015.

(Nguồn tin: NDH)

Xem thêm ...