EU áp thuế nhập khẩu thép tấm nặng của Trung Quốc lên 73,7%



EU vừa áp mức thuế lên đến 73,7% lên thép nhập khẩu từ Trung Quốc sau khi các hãng sản xuất buộc phải cắt giảm hàng nghìn lao động do giá và cầu vật liệu này đều giảm giữa sự tràn vào của thép rẻ từ Trung Quốc.

Hàng nghìn người trong ngành công nghiệp thép ở Anh đã mất việc trong năm trước và thêm hàng nghìn người khác đang đối mặt với nguy cơ này khi sản xuất thép vẫn đang chịu áp lực nặng nề. Các nhà lãnh đạo đã chỉ trích Trung Quốc bán phá giá thép vào châu Âu khiến họ phải vật lộn tìm người mua cho sản phẩm nội địa.

EU đã chấp thuận áp đặt thuế nhập khẩu từ 13,2% đến 22,6% lên thép cán nóng, được dùng trong đường ống dẫn và bình chứa gas; nâng mức 65,1% đến 73,7% lên thép tấm nặng, được dùng cho các công trình dân dụng.

Tình trạng của ngành công nghiệp thép đã trở thành một phần cuộc tranh luận về tương lai của Anh trong EU hồi tháng Sáu, với bên ủng hộ Brexit cho rằng quốc gia có thể bảo vệ người lao động tốt hơn và đánh thuế vào hàng nhập khẩu Trung Quốc nếu rời EU.

Ông David Martin, Nghị sĩ Quốc hội châu Âu của Scotland nói rằng mức thuế này có thể là “quá ít, quá chậm” với ngành công nghiệp Anh.

“Ủy ban châu Âu đã nhận ra rằng phá giá của Trung Quốc đang gây hậu quả thực sự nghiêm trọng lên các nhà sản xuất thép châu Âu và các ngành liên quan. Tuy nhiên, trong khi thuế suất với thép tấm nặng ở mức có ý nghĩa, mức thuế với thép cán nóng sẽ không ngăn cản Trung Quốc tiếp tục phá giá. Tôi thực sự hy vọng rằng con số này sẽ được cân nhắc tăng lên.”

Ông nói thêm: “Điều tích cực đó là quyết định được đưa ra sớm 5 tuần so với dự kiến và cuối cùng Ủy ban đã thức tỉnh về sự cấp bách của vấn đề. Mặc dù nó là quá ít, quá muộn với thép Anh”.

Hãng thép đa quốc gia của Ấn Độ tại Anh, Tata Steel, mùa hè vừa rồi đã phải cân nhắc bán lại công việc kinh doanh ở đây vì đã tuyệt vọng trong cố gắng dừng lỗ. Tương lai của 11.000 nhân công Anh của Tata Steel hiện vẫn chưa xác định, khi công ty này đang dự định sát nhập với hãng ThyssenKrupp của Đức và cố gắng đàm phán một gói cứu trợ với chính phủ Anh.

Ngành công nghiệp thép chiếm 1,3% tổng sản phẩm nội địa của EU và cung cấp khoảng 328.000 việc làm trong năm 2015, theo số liệu của Ủy ban châu Âu.

Dư thừa trong ngành thép đã dẫn đến hàng ngàn người mất việc ở châu Âu trong những năm vừa qua, khiến các nhà sản xuất thép trên thế giới phải tìm kiếm sự bảo hộ của chính phủ khỏi tác động của giá giảm./.

(Thời báo tài chính 10/10/2016)

Xem thêm ...

Chương trình Hội thảo và Lễ kỷ niệm “20 năm Hiệp hội Thép Việt Nam đồng hành cùng ngành thép Việt Nam – xây dựng và phát triển” Tenova nhận FAC tại Pomina Flat Steel, Việt Nam Bộ Công Thương gia hạn việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội có xuất xứ từ Trung Quốc, In-đô-nê-si-a, Ma-lay-xi-a và vùng lãnh thổ Đài Loan (Mã vụ việc ER01.AD01) Thông báo gia hạn cho nhà sản xuất trong nước, nhà nhập khẩu về thời gian nộp bản trả lời câu hỏi trong vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với thép cán nguội (AD08) Tổng quan thị trường thép toàn cầu – tháng 9/2019 Tình hình thị trường thép Việt Nam tháng 9/2019 và 9 tháng đầu năm 2019 PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHI PHÍ TUÂN THỦ THỦ TỤC HẢI QUAN Mời tham gia Hội nghị Xúc tiến Đầu tư và Thương mại Việt Nam – Campuchia Ngành thép Việt Nam với việc sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại trong tình hình mới Xác định xuất xứ hàng hóa để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương Đề nghị nộp hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với tôn màu (SG05) Tình hình thị trường thép Việt Nam tháng 8/2019 và 8 tháng đầu năm 2019 Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung: Cần biện pháp gì để ngành thép phát triển ổn định Hướng Dẫn Chi Tiết Tải Foxit Reader 12.11 Bản Full Crack Mới Nhất 2024 Miễn Phí 5++ Đơn vị thiết kế website tại Hà Nội dẫn đầu 2024