Chức năng, nhiệm vụ

Hiệp hội Thép Việt Nam được thành lập theo Ọuyết định số 42/2001/QĐ-BTCCBCP ngày 06/08/2001 của Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (Nay là Bộ Nội vụ). Quyết định phê duyệt Điều lệ nhiệm kỳ hiện tại (Nhiệm kỳ III: 2010-2015) tiếp tục như điều lệ của nhiệm kỳ II số 89/2005/QĐ-BNV ngày 26/08/2005 của Bộ Nội vụ.

Hiệp hội Thép Việt Nam là tổ chức phi Chính phủ, các doanh nghiệp sản xuất, gia công kinh doanh các sản phẩm thép, nguyên vật liệu và một số tổ chức kinh tế, dịch vụ có liên quan đến ngành thép ở Việt Nam tự nguyện tham gia. Hiệp hội thép được thành lập với mục đích thúc đẩy hợp tác giữa các thành viên Hiệp hội trong việc xây dựng ngành công nghiệp thép phát triển bền vững.

Kể từ khi thành lập đến nay, Hiệp hội Thép Việt Nam luôn sát cánh cùng với các doanh nghiệp thép cả nước xây dựng và phát triển ngành công nghiệp Việt Nam, đóng góp cho sự lớn mạnh của nền kinh tế cả nước. Ban đầu, Hiệp hội Thép Việt Nam chỉ bao gồm 13 doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng. Tới nay, Hiệp hội có số lượng thành viên gia nhập Hiệp hội là 103 thành viên chia thành 4 chuyên ngành chính:

– Sản xuất Thép xây dựng: 36 thành viên
– Sản xuất ống thép: 11 thành viên
– Sản xuất Tôn mạ Kim loại & Sơn phủ màu: 18 thành viên
– Các doanh nghiệp thương mại & khác: 38 thành viên
Các thành viên của Hiệp hội Thép Việt Nam bao gồm đủ các thành phần kinh tế: Doanh nghiệp Nhà nước; Công ty liên doanh; Công ty cổ phần và tư nhân; Công ty 100% vốn nước ngoài.

NHIỆM VỤ HIỆP HỘI THÉP VIỆT NAM
– Thực hiện chức năng cầu nối giữa doanh nghiệp với các Cơ quan quản lý Nhà nước và Chính phủ: Hiệp hội đã phản ánh kịp thời những khó khăn vướng mắc trong sản xuất kinh doanh và kiến nghị Chính phủ giải quyết
– Hiệp hội đóng vai trò tư vấn, phản biện với những dự án đầu tư phát triển ngành thép trong nước và nước ngoài: tham gia quy hoạch phát triển ngành thép.
– Bảo vệ lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp thành viên.
– Trợ giúp kỹ thuật, pháp lý cho các thành viên Hiệp hội. Tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị chuyên đề: Sản xuất thép chất lượng cao thông qua cải tiến liên tục các công đoạn luyện và cán thép; Cải tiến năng suất, nâng vao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thép và giảm thiểu ô nhiễm môi trường; Hiệp hội tổ chức các cuộc họp bàn theo từng chuyên ngành để hòa giải giữa các doanh nghiệp khi có sự không thống nhất giữa các nhà sản xuất
– Tuyên truyền, quảng bá thông tin về ngành thép.
– Công tác xuất bản “Bản tin nội bộ” hàng tháng cung cấp thông tin về tình hình sản xuất, bán hàng và biến động giá thép của các công ty thành viên Hiệp hội.
– Công tác phát triển hội viên, vai trò của Hiệp hội thép trong tổ chức Hiệp hội ngành nghề được đánh giá cao
– Quan hệ Quốc tế: Là thành viên của Hiệp hội Sắt Thép Đông Nam Á (SEAISI).
Tham gia Hội đồng Hiệp hội Sắt thép Đông Nam Á (ASEAN Iron & Steel Council- AISC) với vai trò là Phó Chủ tịch đại diện cho Việt Nam; Và đối với Viện sắt thép Đông Nam Á (SEAISI) giữ vai trò Chủ tịch (từ tháng 5/2009 – 5/2010). Đăng cai tổ chức nhiều Hội nghị thép Quốc tế tại Việt Nam (phối hợp với SEAISI) và đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Tổ chức các đoàn doanh nghiệp ngành thép đi xúc tiến thươgn mại tại các thị trường Brazil, Australia, Malaysia, Mỹ.