Tình hình thị trường thép Việt Nam tháng 11/2022 và 11 tháng đầu năm 2022



Bối cảnh kinh tế toàn cầu năm 2023 tiếp tục gặp nhiều khó khăn với dự báo tăng trưởng chậm lại, lạm phát gia tăng, khả năng suy thoái trong ngắn hạn và các vấn đề về xung đột vũ trang, thiên tai, dịch bệnh…Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn được nhiều tổ chức quốc tế đánh giá tích cực và dự báo lạc quan về tăng trưởng năm 2022, 2023.

Tình hình thị trường nguyên liệu sản xuất thép:

  • Quặng sắt loại 62%Fe:Giá quặng sắt loại (62% Fe) ngày 9/12/2022 giao dịch ở mức 110,45-110,95 USD/Tấn CFR cảng Thiên Tân, Trung Quốc, tăng khoảng 22,75 USD/tấn so với thời điểm đầu tháng 11/2022.
  • Than mỡ luyện cốc:Giá than mỡ luyện cốc (Hard coking coal) xuất khẩu tại cảng Úc ngày 9/12/2022 giao dịch ở mức khoảng 230,25 USD/tấn FOB, giảm mạnh 71,75 USD/tấn so với đầu tháng 11/2022.
  • Thép phế liệu: Trong tháng 11/2022: Phế nội địa tăng nhẹ khoảng 200 đồng/kg, giữ mức từ 8.200 đến 9.200 VND/Kg. Giá thép phế liệu loại HMS ½ 80:20 nhập khẩu cảng Đông Á ở mức 350 -366 USD/tấn CFR Đông Á từ cuối tháng 11-những ngày đầu tháng 12/2022, giảm 28 USD/tấn so với hồi đầu tháng 11/2022.
  • Điện cực graphite:Trái với đánh giá của thị trường, giá điện cực than chì (GE) tại Trung Quốc tăng vào cuối tháng 10 – đầu tháng 11 đã được thông báo ngắn gọn. Giá đã trở lại mức trước đây do nhu cầu không đủ. Xu hướng giá tương tự đã được nhìn thấy ở các thị trường xuất khẩu. Biên lợi nhuận của các nhà sản xuất điện cực UHP 600 phần lớn vẫn ổn định so với tháng trước ($215-250/tấn một tháng trước). Các nhà sản xuất đã cố gắng tăng giá vào đầu tháng 11, nhưng họ phải điều chỉnh giá vào cuối tháng. Giá cho các điện cực UHP 600 đang ở mức $3.200/t EXW.
  • Cuộn cán nóng HRC: Giá HRC ngày 9/12/2022 ở mức 571 USD/Tấn, CFR cảng Đông Á, tăng mạnh 83 USD/Tấn so với mức giá giao dịch đầu tháng 11/2022. Nhìn chung, thị trường thép cán nóng (HRC) thế giới biến động, khiến thị trường HRC trong nước khó khăn do các doanh nghiệp sản xuất thép dẹt (CRC, tôn mạ, ống thép, v.v) sử dụng HRC làm nguyên liệu sản xuất.

 

(Nguồn: VSA tổng hợp tháng 11/2022)

Tình hình sản xuất – bán hàng các sản phẩm thép:

Tháng 11/2022:

  • Sản xuất thép thành phẩm đạt 1,825 triệu tấn, giảm 10,78% so với tháng 10/2022 và giảm 36,8% so với cùng kỳ 2021;
  • Bán hàng thép các loại đạt 1,942 triệu tấntăng 2,87% so với tháng trước nhưng giảm 16,2% so với cùng kỳ;

Tính chung 11 tháng đầu năm 2022:

  • Sản xuất thép thành phẩm 11 tháng đầu năm 2022 đạt 27,12triệu tấn, giảm 11,3% so với cùng kỳ năm 2021.
  • Bán hàng thép thành phẩm đạt 25,1 triệu tấn, giảm 6,8% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó xuất khẩu đạt 5,763 triệu tấn, giảm 19,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tình hình xuất nhập khẩu các sản phẩm thép:

Tình hình nhập khẩu:

  • Tháng 10/2022: Nhập khẩu thép thành phẩm vào Việt Nam đạt 831 triệu tấn với kim ngạch đạt 731 triệu USD, tăng 11,8% về lượng và tăng 2,86% về trị giá so với tháng trước, giảm 9,15% về lượng và giảm 21,43% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021;
  • Tính chung 10 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu thép thành phẩm các loại về Việt Nam khoảng 9,76 triệu tấn với trị giá hơn 10,29 tỷ USD, giảm 8,38% về lượng nhưng tăng 6,87% về giá trị so với cùng kỳ 2021.
  • Các quốc gia cung cấp thép chính cho Việt Nam bao gồm: Trung Quốc (44,11%), Nhật Bản (15,65%), Hàn Quốc (11,11%), Đài Loan (9,74%) và Ấn Độ (8,55%).

Tình hình xuất khẩu:

  • Tháng 10/2022, xuất khẩu thép thành phẩm của Việt Nam đạt 531 ngàn tấn, giảm 0,25% so với tháng trước và giảm 57% so với cùng kì năm 2021. Trị giá xuất khẩu đạt 434 triệu USD, tăng 1,17% so với tháng 9/2022 nhưng giảm 65,66% so với cùng kỳ năm 2021.

  • Tính chung 10 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 6,99 triệu tấn thép giảm 36,92% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu đạt 6,945 tỷ USD giảm 28,92% so với cùng kỳ năm 2021.
  • Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là: khu vực ASEAN (42,22%), Khu vực EU (16,92%), Hoa Kỳ (7,71%), Hàn Quốc (5,9%) và Hồng Kông (Trung Quốc) (5,67%).

 

(Trích Bản tin Hiệp hội Thép tháng 12/2022)

Xem thêm ...

Chương trình Hội thảo và Lễ kỷ niệm “20 năm Hiệp hội Thép Việt Nam đồng hành cùng ngành thép Việt Nam – xây dựng và phát triển” Tenova nhận FAC tại Pomina Flat Steel, Việt Nam Bộ Công Thương gia hạn việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội có xuất xứ từ Trung Quốc, In-đô-nê-si-a, Ma-lay-xi-a và vùng lãnh thổ Đài Loan (Mã vụ việc ER01.AD01) Thông báo gia hạn cho nhà sản xuất trong nước, nhà nhập khẩu về thời gian nộp bản trả lời câu hỏi trong vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với thép cán nguội (AD08) Tổng quan thị trường thép toàn cầu – tháng 9/2019 Tình hình thị trường thép Việt Nam tháng 9/2019 và 9 tháng đầu năm 2019 PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHI PHÍ TUÂN THỦ THỦ TỤC HẢI QUAN Mời tham gia Hội nghị Xúc tiến Đầu tư và Thương mại Việt Nam – Campuchia Ngành thép Việt Nam với việc sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại trong tình hình mới Xác định xuất xứ hàng hóa để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương Đề nghị nộp hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với tôn màu (SG05) Tình hình thị trường thép Việt Nam tháng 8/2019 và 8 tháng đầu năm 2019 Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung: Cần biện pháp gì để ngành thép phát triển ổn định Hướng Dẫn Chi Tiết Tải Foxit Reader 12.11 Bản Full Crack Mới Nhất 2024 Miễn Phí 5++ Đơn vị thiết kế website tại Hà Nội dẫn đầu 2024