Các hoạt động của VSA và các thành viên Hiệp hội tháng 10/2021
Những hoạt động chính của Hiệp hội Thép trong tháng 10/2021 bao gồm:
- TRAO ĐỔI THÔNG TIN, HỢP TÁC VỚI TỔNG CỤC THỐNG KÊ
Trong bối cảnh tình hình thị trường quốc tế và trong nước có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, nhu cầu về thông tin thị trường thép Việt Nam ngày càng cao, thì vai trò công tác quản lý cung cấp thông tin ngành thép ngày càng được coi trọng.
Vào ngày 26/10/2021, Thường trực Hiệp hội Thép Việt Nam do Ông Nghiêm Xuân Đa làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với đại diện Lãnh đạo Tổng cục Thống kê Nhằm nâng cao chất lượng thông tin ngành thép một cách chính xác hơn. Sau đó, hai bên đã thống nhất và lập kế hoạch hợp tác trao đổi thông tin, cơ chế phối hợp xây dựng cơ sở sữ liệu ngành thép và dự báo nhu cầu tiêu thụ thép trong thời gian tới.
Ngày 29/10/2021, phía Tổng cục Thống kê đã thống kê và gửi Hiệp hội thông tin liên quan đến ngành xây dựng của Việt Nam trong gia đoạn 5 năm gần đây và dự báo các công trình đầu tư trong năm 2021-2022.
- Hội nghị trực tuyến Tổng cục Hải quan đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua Covid
Sáng ngày, 26/10/2021, tại Tổng cục Hải quan Hội nghị trực tuyến đầu tiên trong chuỗi sự kiện đã diễn ra với hơn 100 điểm cầu của 15 Hiệp hội doanh nghiệp ngành nghề trong nước và các doanh nghiệp thành viên tham dự. Về phía Tổng cục Hải quan, tham dự Hội nghị có đại diện Lãnh đạo các đơn vị: Cục Giám sát quản lý, Cục Thuế XNK, Cục Quản lý rủi ro, Vụ Pháp chế, Ban CCHĐH, Cục CNTT & Thống kê HQ, Cục HQ TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội,…
Phát biểu tại Hội nghị, các Hiệp hội doanh nghiệp đều chung quan điểm ghi nhận ngành Hải quan đi đầu trong các cơ quan nhà nước về cải cách hành chính, luôn nỗ lực đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan; luôn lắng nghe ý kiến, ghi nhận nhiều kiến nghị của Hiệp hội cũng như của các doanh nghiệp và đã thay đổi nhiều trong cơ chế chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.
Đặc biệt, trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp vừa qua, ngành hải quan đã có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Do vậy, dù bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh, nhưng hoạt động XNK của một số ngành nghề vẫn đạt kết quả khả quan, điển hình như ngành dệt may. Theo thông báo của đại diện Hiệp hội, dự kiến đến cuối năm nay, doanh thu xuất khẩu của ngành dệt may đạt khoảng 38 tỷ đô la, tăng khoảng 3 tỷ so với năm 2020.
Tại Hội nghị, đại diện các đơn vị hải quan đã giải đáp vướng mắc, trả lời các kiến nghị, đề xuất liên quan đến chính sách thuế liên quan đến hoàn thuế nhập khẩu liên quan đến hàng hóa tiêu hủy; kiểm hóa bằng máy soi, xuất xứ hàng hóa,…
Bên cạnh đó, đại diện cơ quan Hải quan cũng khuyến nghị các doanh nghiệp, khi có vướng mắc đến chính sách pháp luật hải quan thì đúng bộ phận nghiệp vụ của doanh nghiệp nơi phát sinh vướng mắc trực tiếp gửi văn bản về Tổng cục Hải quan để được trả lời cụ thể. Đồng thời, trong quá trình soạn thảo văn bản, các doanh nghiệp cần tích cực đề xuất, tham gia ý kiến để được cơ quan hải quan xem xét, trình lãnh đạo các cấp có thẩm quyền.
- Webinar ngày 5/11/2021 Cập nhật một số kết quả khảo sát doanh nghệp, người lao động & thảo luận nội dung kiến nghị Chính phủ
Ngày 5/11/2021, Ông Đinh Quốc Thái – Tổng Thư ký VSA đã tham gia cùng với Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân cùng các Hiệp hội ngành hàng để cập nhật tình hình hoạt động & tập trung thảo luận các kiến nghị cần thiết với Chính phủ trên cơ sở Báo cáo khảo sát tháng 10 về tình hình doanh nghiệp và người lao động. Sau khi trao đổi, các Hiệp hội đã đưa ra 06 nhóm kiến nghị cụ thể:
1. Kiến nghị để đồng bộ hóa các quy định triển khai chống dịch: Kiến nghị chính quyền các tỉnh, thành phố trên cả nước cần đẩy nhanh tốc độ ban hành các quy định tại địa phương về phòng chống dịch và triển khai hoạt động trong bối cảnh mới theo tinh thần Nghị quyết 128, đảm bảo yêu cầu các quy định này có sự rõ ràng, nhất quán với Trung ương; – Kiến nghị các cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương, khi ban hành các văn bản quy định có tính chất liệt kê, đề nghị hạn chế tối đa việc sử dụng dấu “…”, v.v.
2. Nhóm kiến nghị để lưu thông hàng hóa thông suốt: Đề xuất Chính phủ rà soát và chỉ đạo các địa phương đồng bộ hóa quy định di chuyển và vận chuyển hàng hóa liên tỉnh, sớm gỡ bỏ mọi rào cản giữa các tỉnh, thành phố; Đề xuất Chính phủ chỉ đạo rà soát để nhanh chóng đồng bộ hóa việc sử dụng các app công nghệ trong cấp mã QR code hoặc truy xuất thông tin cá nhân; Bên cạnh việc mở lại các đường bay nội địa, đề xuất Chính phủ hoặc các bộ ngành sớm có hướng dẫn chi tiết hơn về lộ trình, quy trình, yêu cầu điều kiện để mở cửa các đường bay quốc tế.
3. Các kiến nghị nhằm giải quyết khó khăn về dòng tiền cho DN: Đề xuất các cơ quan đầu mối được Chính phủ phân công thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân, DN đẩy mạnh công tác truyền thông/hướng dẫn; Đề xuất Chính phủ nghiên cứu các biện pháp hỗ trợ tài khóa (giảm các loại thuế VAT, TNDN, thu nhập cá nhân…) dài hạn hơn; Đề xuất giảm lãi suất cho vay USD đối với DN xuất khẩu; Đề xuất Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế sớm ban hành hướng dẫn giúp DN hạch toán các chi phí phòng chống dịch vào chi phí sản xuất kinh doanh của DN, đặc biệt là các chi phí đang chi trực tiếp cho người lao động như chi phí xét nghiệm, chi phí cách ly, điều trị F0,… văn bản 4110 của Tổng cục thuế ngày 27/10/21
4. Kiến nghị liên quan nguồn lao động
– Bên cạnh những nỗ lực tự thân của DN để cải thiện điều kiện sống, sinh hoạt cho người lao động, đề xuất Chính phủ và các cấp chính quyền quan tâm đẩy mạnh các gói an sinh tập trung vào việc cung cấp nhà ở xã hội, cải thiện môi trường sống chung cho các khu dân lao động sinh hoạt tập trung.
– Đề nghị xem xét, bỏ yêu cầu xét nghiệm định kỳ đối với NLĐ đã tiêm vắc xin đủ 2 mũi, chỉ thực hiện xét nghiệm với các nhóm nguy cơ, nguy cơ cao thông qua công tác rà soát, sàng lọc, đánh giá định kì; hoặc xét nghiệm tầm soát đột xuất để phòng ngừa rủi ro…nhằm tiết kiệm chi phí cho DN.
5. Nhóm kiến nghị liên quan mô hình sản xuất kinh doanh an toàn
– Đề xuất Chính phủ tiếp tục cải thiện quy định tại Nghị quyết 128 theo hướng: trao quyền để doanh nghiệp tự quyết định cách thức tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp dựa trên bối cảnh dịch bệnh của địa phương; Đề xuất chính quyền các địa phương quy định/hướng dẫn rõ các biện pháp, quy trình quản trị rủi ro trên người; để DN chủ động tuân thủ và điều chỉnh, thay đổi nhân sự hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh; v.v.
Và nhóm kiến nghị khác.
- Hiệp hội Thép trả lời ý kiến về sản phẩm đề nghị miễn trừ trong vụ việc AC01.SG04
Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) đã có công văn số 65/2021/HHTVN gửiCục Phòng vệ thương mại trả lờiý kiến về sản phẩm đề nghị miễn trừ trong vụ việc AC01.SG04 – áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với các sản phẩm thép cuộn và thép dây.
Sau khi tổng hợp ý kiến từ các đơn vị thành viên, VSA có ý kiến như sau:
– Sản phẩm thép cuộn và thép dây đề nghị miễn trừ đều đã được sản xuất trong nước ví dụ Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã phát triển hoặc sản xuất các loại nói trên.
– Quan điểm của VSA là đồng ý miễn trừ sản phẩm thép nhập khẩu mà ngành sản xuất trong nước không hoặc chưa sản xuất được để khuyến khích thúc đẩy ngành sản xuất thép trong nước.
(Theo Bản tin Hiệp hội Thép tháng 11/2021)
Xem thêm ...
- Xét chọn khen thưởng trong công tác hoạt động xuất khẩu năm 2023 29/10/2024
- Hiệp hội Thép Việt Nam làm việc với Công ty CP Thép Posco Yamato Vina 14/08/2024
- Hội thảo khoa học với chủ đề “Chủ động vận dụng và ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại trong thương mại quốc tế” ngày 06/08/2024 07/08/2024
- Thư mời tham dự Hội thảo “Chủ động vận dụng và ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại trong thương mại quốc tế” 02/08/2024
- Những hoạt động chính của Hiệp hội Thép Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024 và dự kiến hoạt động 6 tháng cuối năm 2024 18/07/2024