Tin tức
-
Tình hình thị trường thép Việt Nam tháng 3/2025 và Quý I năm 2025
Quý I/2025 là một giai đoạn đầy thách thức đối với ngành thép Việt Nam, với sự đối lập giữa tăng trưởng nội địa và những khó khăn từ thị trường xuất khẩu do các chính sách thương mại bảo hộ như: Tuyên bố mở rộng Đạo luật 232 và thuế đối ứng của Hoa Kỳ; EU cũng sẽ cập nhật thay đổi chính sách phòng vệ thương mại trong tháng 3, áp dụng từ 1/4. Cũng trong tháng 3; Ấn Độ dự kiến cũng công bố chính sách mới với thép nhập khẩu…Đây đều là các thị trường xuất khẩu thép hàng đầu của Việt Nam những năm qua, phụ thuộc vào từng mặt hàng. Vì thế, lượng và giá trị xuất khẩu của các mặt hàng thép (HRC, tôn mạ, ống thép,..) đã biến động trái chiều.
-
Giá phôi thép dao động ở ASEAN
Thị trường nhập khẩu phôi thép im ắng ở ASEAN trong tuần giữa tháng 4. Hầu hết các nhà cung cấp đều duy trì giá chào ở mức tương đương với tuần trước, với giá phôi tiếp tục dao động trong biên độ hẹp trong bối cảnh hoạt động mua chậm chạp.
-
Giá HRC châu Á đi ngang trong bối cảnh căng thẳng thương mại Trung Quốc-Hoa Kỳ
Ngày 15/4, giá giao ngay HRC Q235B 5,75 mm ở mức 3.260 NDT/tấn (445 đô la/tấn) tại Thượng Hải, bao gồm thuế giá trị gia tăng, giảm 10 NDT/tấn so với ngày hôm trước.
Trong khi đó, tại Đông Nam Á, giá chào bán cuộn thép loại Q235 khổ rộng hơn ở mức 472-474 đô la/tấn CFR Việt Nam, giảm 3 đô la/tấn so với ngày hôm trước. -
Giá HRC châu Á phục hồi sau khi Tổng thống Trump tạm dừng thuế quan
Ngày 10 tháng 4, giá giao ngay HRC Q235B 5,75 mm ở mức 3.280 NDT/tấn ($448/tấn) tại Thượng Hải, bao gồm thuế giá trị gia tăng, tăng 50 NDT/tấn so với ngày hôm trước.
Giá cũng tăng ở Đông Nam Á, giá chào bán cuộn Q235 khổ rộng hơn giữ ở mức $472-474/tấn CFR Việt Nam. -
Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố thuế đối ứng với một loạt nền kinh tế
Ngày 2/4, Tổng thống Donald Trump ký lệnh hành pháp công bố các mức thuế quan đối ứng với mọi quốc gia, gọi đây là “tuyên bố độc lập kinh tế” của nước Mỹ.
-
Bộ Công Thương áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Đại Hàn Dân Quốc
Ngày 01 tháng 4 năm 2025, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 914⁄QĐ-BCT về việc áp dụng thuế chống bán phá giá (CBPG) tạm thời đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Đại Hàn Dân Quốc (Trung Quốc và Hàn Quốc). Theo đó, mức thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng cao nhất là 37,13% đối với hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc và 15,67% đối với hàng hóa xuất xứ từ Hàn Quốc.
-
Ấn Độ ban hành Kết luận sơ bộ vụ việc điều tra tự vệ đối với mặt hàng thép cán phẳng hợp kim và không hợp kim nhập khẩu
Ngày 18 tháng 03 năm 2025, Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ (DGTR) đã ra thông báo Kết luận sơ bộ điều tra tự vệ đối với mặt hàng thép cán phẳng hợp kim hoặc không hợp kim (Non-alloy and alloy steel flat products) nhập khẩu vào Ấn Độ.
-
Tình hình thị trường thép Việt Nam tháng 2/2025 và 2 tháng đầu năm 2025
Triển vọng thị trường thép bước vào những ngày đầu năm 2025 chưa có dấu hiệu tích cực chắc chắn. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 02/2025 ước tính giảm 2,2% so với tháng trước; tăng 17,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung hai tháng đầu năm 2025, IIP tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2024 tăng 6,5%).
-
Hội nghị Thị trường Thép Châu Á – Asia Steel Markets 2025
Tham gia cùng các giám đốc điều hành và các chuyên gia ngành thép tại Hội nghị Asia Steel Markets 2025 tổ chức bởi Kallanish vào ngày 9-10 tháng 4 tại Thành phố Hồ Chí Minh để khám phá các động lực chính thúc đẩy nhu cầu thép, dòng chảy thương mại và diễn biến chính sách ngành thép.
-
Xuất khẩu quặng sắt toàn cầu tăng nhẹ 2% trong năm 2024; các công ty khai thác có khả năng duy trì nguồn cung dồi dào
Khối lượng xuất khẩu quặng sắt toàn cầu chỉ tăng nhẹ 2% đạt khoảng 1.605 triệu tấn trong năm dương lịch 2024 so với 1.569 triệu tấn được ghi nhận trong năm dương lịch 2023.
Úc vẫn là nước xuất khẩu quặng sắt lớn nhất với 866 triệu tấn, tăng 1,4%, tiếp theo là Brazil với 390 triệu tấn và Nam Phi với 61 triệu tấn, tăng lần lượt 2,6% và 3,4%.