Thị trường thế giới
-
Tổng quan thị trường thép toàn cầu – tháng 10/2023
Sản lượng thép thô thế giới của 63 quốc gia báo cáo với Hiệp hội Thép Thế giới (worldsteel) là 149,3 triệu tấn trong tháng 9 năm 2023, giảm 1,5% so với tháng 9/2022. Tính chung 9 tháng đầu năm 2023, sản xuất thép thô toàn cầu đạt 1,4 tỷ tấn, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm 2022.
Vào cuối quý 3 năm 2023, xuất khẩu thép của Trung Quốc vẫn tăng trưởng mạnh và tiếp tục là điểm hỗ trợ cho sản lượng cao của nước này trong tháng 9. -
Worldsteel cập nhật Triển vọng ngắn hạn năm 2023 – 2024
Hiệp hội Thép Thế giới (worldsteel) cập nhật về Triển vọng ngắn hạn cho năm 2023 và 2024. Worldsteel dự báo nhu cầu thép sẽ tăng 1,8% trong năm 2023 và đạt 1.814,5 triệu tấn sau khi giảm 3,3% trong năm 2022. Năm 2024, nhu cầu thép dự kiến tăng 1,9% đạt 1.849,1 triệu tấn.
Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Worldsteel cho biết, nhu cầu thép đang chịu tác động của lạm phát và lãi suất cao. Kể từ nửa cuối năm 2022, hoạt động của các ngành sử dụng thép đã giảm nhiệt mạnh ở hầu hết các ngành và khu vực do cả đầu tư và tiêu dùng đều suy yếu. Tình hình tiếp tục kéo dài sang năm 2023, đặc biệt ảnh hưởng đến EU và Mỹ. Xem xét tác động chậm trễ của chính sách tiền tệ thắt chặt, kỳ vọng nhu cầu thép phục hồi vào năm 2024 sẽ chậm ở các nền kinh tế tiên tiến. Các nền kinh tế mới nổi được cho là sẽ tăng trưởng nhanh hơn các nền kinh tế phát triển, trong đó châu Á vẫn duy trì được khả năng phục hồi. -
Xuất khẩu thép của Trung Quốc vẫn giữ xu hướng tăng trong năm
Khối lượng xuất khẩu thép của Trung Quốc trong chín tháng đầu năm 2023 tăng 32% lên hơn 68 triệu tấn so với 51 triệu tấn trong cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, so với tháng trước, khối lượng tháng 9/2023 giảm khoảng 3% đạt 8 triệu so với 8,30 triệu trong tháng 8. Nếu xuất khẩu tiếp tục với tốc độ này, khối lượng sẽ đạt mức cao nhất trong 7 năm vào năm 2023, chạm mức 85-90 triệu tấn. Lưu ý rằng xuất khẩu trong tháng 6 giảm 10% và trong tháng 7 giảm 3%.
-
Trung Quốc lo ngại về các hạn chế thương mại thép đang diễn ra của EU
Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, nước này đã bày tỏ quan ngại về các hạn chế thương mại đang diễn ra của Liên minh châu Âu đối với nhập khẩu thép và sẽ giám sát chặt chẽ các hành động trong tương lai của khối về vấn đề này.
-
Tổng quan thị trường thép toàn cầu – tháng 8/2023
Sản lượng thép thô thế giới của 63 quốc gia báo cáo với Hiệp hội Thép Thế giới (worldsteel) là 152,6 triệu tấn trong tháng 8 năm 2023, tăng 2,2% so với tháng 8/2022. Tính chung 8 tháng đầu năm 2023, sản lượng thép thô toàn cầu đạt 1,256 tỷ tấn, tăng 0,2% so với cùng kì năm 2022. Mức tăng trưởng cao nhất đến từ Châu Phi (8,2%), tiếp theo là Châu Á và Châu Đại Dương (2%), Trung Đông, Nga, v.v, còn các khu vực khác ghi nhận mức tăng trưởng âm so với cùng kỳ năm 2022.
-
Thông tin về Quy định Chứng nhận sản phẩm bắt buộc, giám sát thị trường và thực thi đối với sản phẩm ống thép của Philiippines
Thực hiện nghĩa vụ minh bạch hóa theo Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) của Tổ chức thương mại thế giới WTO, ngày 04/8/2023, Phillippines đã gửi thông báo số G/TBT/N/PHL/222/Add.3 cho các nước Thành viên WTO về việc nước này đã ban hành Thông tư ghi nhớ (Memorandum Circular) số MC 23-07 series 2023 quy định thực thi Điều khoản thời gian chuyển tiếp đối với Quy định Chứng nhận sản phẩm bắt buộc, Giám sát thị trường và Thực thi đối với Ống thép hàn đen mạ kẽm nhẹ – Black and galvanized longitudinally welded lightweight steel tubes theo MC 22-14 series 2022. Thông tư mới sẽ có hiệu lực từ ngày 15/6/2023.
-
Tổng quan thị trường thép toàn cầu tháng 7/2023
Nhu cầu thép của Trung Quốc đã tăng trở lại trong tháng 6 nhưng vẫn thấp hơn so với năm trước. Hầu hết các ngành đều cho thấy sự cải thiện nhờ xuất khẩu khả quan và hỗ trợ của chính phủ đối với đầu tư cơ sở hạ tầng.
Lực cản lớn nhất đối với ngành sản xuất của Trung Quốc tiếp tục là lĩnh vực bất động sản. Do lĩnh vực bất động sản bị ảnh hưởng, lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc khó có thể tạo ra nhiều nhu cầu thép gia tăng cho năm 2023. Tỷ suất lợi nhuận đối với các sản phẩm thép dẹt, được tiêu thụ chủ yếu trong các lĩnh vực sản xuất, khó có thể cải thiện trong nửa cuối năm 2023 nếu Trung Quốc không giữ được sản lượng thép thô trong mức của năm 2022. -
Tổng quan thị trường thép toàn cầu – tháng 6/2023
Công ty khai thác khổng lồ Vale của Brazil cho biết tại Diễn đàn quặng sắt Singapore của SIFW, Trung Quốc vẫn sẽ là nước sản xuất thép lớn nhất thế giới nhưng khoảng cách giữa nước này với các quốc gia sản xuất thép lớn khác sẽ thu hẹp. Vale dự kiến sản lượng thép của Trung Quốc sẽ ổn định trong vài năm tới và bắt đầu giảm vào cuối thập kỷ này.
Trong khi giải quyết những thách thức mà các nhà sản xuất gang phải đối mặt, Vale đang theo đuổi các mục tiêu thép “xanh” bằng cách phát triển các trung tâm lớn sẽ sản xuất gang đóng bánh nóng cho lò hồ quang điện. Hầu hết các diễn giả tại SIFW dự đoán rằng nguồn cung quặng sắt sẽ vẫn khan hiếm, do sự cạn kiệt của các mỏ đến năm 2030. -
Xuất nhập khẩu sản phẩm thép dẹt ASEAN-6 năm 2022 (số liệu sơ bộ)
Nhập khẩu thép dẹt của Indonesia năm tăng 10% so với năm trước. Xuất khẩu giảm nhẹ 1,9% so với cùng kỳ. Nhập khẩu thép tấm cán nóng tăng hơn gấp đôi về lượng, phần lớn nhập khẩu từ Nhật Bản và Trung Quốc. Đây có thể là sự nối lại của ngành công nghiệp đóng tàu. Trong khi đó, xuất khẩu ổn định với mức giảm nhẹ 0,7% so với năm 2021.
-
Tổng quan thị trường thép toàn cầu – tháng 5/2023
Xu hướng giảm trong hoạt động xây dựng của Trung Quốc, vốn đã chậm lại kể từ tháng 4 do lĩnh vực bất động sản yếu hơn dự kiến, được cho là sẽ tiếp tục sang tháng 6, khiến giá thép Trung Quốc chịu áp lực.
Nhu cầu thép và giá thép Trung Quốc có thể tăng trở lại trong tháng 8- tháng 9, do thúc đẩy tài khóa đối với lĩnh vực cơ sở hạ tầng và tác động lan tỏa của nó đối với ngành sản xuất. Nhưng đà tăng có thể khiêm tốn, trừ khi việc cắt giảm sản lượng thép do chính phủ bắt buộc có thể được kích hoạt.