Cuộc họp Rà soát tiêu chuẩn và kế hoạch xây dựng QCVN tôn mạ kim loại và sơn phủ màu của Việt Nam



Sáng ngày 15/9/2022, tại Tp. Hồ Chí Minh, Hiệp hội Thép Việt Nam và đại diện các nhà sản xuất tôn mạ KL&SPM phía Nam bao gồm Công ty CPTĐ Hoa Sen, Công ty CP Tôn Đông Á, Công ty LD Tôn Phương Nam, và Công ty Thép Nam Kim đã có buổi làm việc với Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam (TCCLVN) về việc rà soát TCVN và kế hoạch xây dựng QCVN sản phẩm tôn mạ kim loại và sơn phủ màu của Việt Nam.

Theo đó, đại diện của Viện TCVN đã lấy ý kiến các công ty ngành mạ về việc cập nhật lại TCVN 7471 nên theo hệ tiêu chuẩn ISO, JIS, ASTM hay AS. Thực tế, các nhà sản xuất tôn mạ của Việt Nam áp dụng nhiều tiêu chuẩn Úc (AS) và Nhật Bản (JIS), bên cạnh tiêu chuẩn Mỹ (ASTM). Mỗi công ty tùy đặc thù sản phẩm và thị trường mà ứng dụng các tiêu chuẩn khác nhau.

Ông Đào Châu Sơn – Trưởng đại diện Hiệp hội Thép Việt Nam và đại diện các doanh nghiệp tham dự cuộc họp

Một ý kiến chính của các công ty về tiêu chuẩn TCVN 7471:2005 cụ thể như sau:

– Mở rộng chỉ tiêu độ bóng đến dải đo trên 80 đơn vị độ bóng (80+);

– Quy định độ dày sơn được đề nghị thành phụ lục hướng dẫn theo thỏa thuận giữa nhà sản xuất và người mua hàng.

– Các nhà cung cấp đa số sử dụng ASTM trong khi tiêu chuẩn viện dẫn theo AS (có trường hợp phương pháp test theo AS, chỉ tiêu đánh giá theo ASTM). Tiêu chuẩn viện dẫn khá nhiều khó khăn khi áp dụng.

– Điều kiện 04 năm phơi mẫu ngoài môi trường thì trong điều kiện Việt Nam chưa thực hiện được, do không có trạm phơi mẫu ở Việt Nam. Các doanh nghiệp đề nghị cân nhắc không đưa vào TCVN và thay thế bằng các phương pháp thử nghiệm trong phòng thí nghiệm như QUV (ASTM G154).

– Thép nền áp dụng: Cần thể hiện đủ các loại thép nền thông dụng, chẳng hạn như 6 loại: mạ kẽm, mạ hợp kim kẽm sắt, mạ kẽm nhôm, mạ nhôm kẽm, mạ nhôm kẽm magie, mạ kẽm nhôm magie. Đối với sản phẩm mạ kẽm, đề nghị xem xét cập nhật thêm các loại mạ kẽm và hợp kim kẽm (có magie).

– Phương pháp đo độ dày sơn và cách thức xác định chiều dày màng sơn khô, v.v Đề xuất xem xét quy định độ dày sơn tối thiểu min 12 micron, v.v.

–  Đề xuất xem xét đưa thêm các chỉ tiêu sau: so sánh màu sắc bằng thiết bị vào trong tiêu chuẩn, độ cứng, v.v.

và nhiều ý kiến khác đã được Viện TCVN ghi nhận.

  Đại diện các nhà máy tôn mạ phía Nam tham dự cuộc họp

Trên cơ sở các ý kiến góp ý của doanh nghiệp tại buổi làm việc, Viện TCVN dự kiến koạch hoàn thành tiêu chuẩn TCVN 7471 trong thời gian khoảng 01 năm tới./.                                                         

Xem thêm ...

Chương trình Hội thảo và Lễ kỷ niệm “20 năm Hiệp hội Thép Việt Nam đồng hành cùng ngành thép Việt Nam – xây dựng và phát triển” Tenova nhận FAC tại Pomina Flat Steel, Việt Nam Bộ Công Thương gia hạn việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội có xuất xứ từ Trung Quốc, In-đô-nê-si-a, Ma-lay-xi-a và vùng lãnh thổ Đài Loan (Mã vụ việc ER01.AD01) Thông báo gia hạn cho nhà sản xuất trong nước, nhà nhập khẩu về thời gian nộp bản trả lời câu hỏi trong vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với thép cán nguội (AD08) Tổng quan thị trường thép toàn cầu – tháng 9/2019 Tình hình thị trường thép Việt Nam tháng 9/2019 và 9 tháng đầu năm 2019 PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHI PHÍ TUÂN THỦ THỦ TỤC HẢI QUAN Mời tham gia Hội nghị Xúc tiến Đầu tư và Thương mại Việt Nam – Campuchia Ngành thép Việt Nam với việc sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại trong tình hình mới Xác định xuất xứ hàng hóa để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương Đề nghị nộp hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với tôn màu (SG05) Tình hình thị trường thép Việt Nam tháng 8/2019 và 8 tháng đầu năm 2019 Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung: Cần biện pháp gì để ngành thép phát triển ổn định Hướng Dẫn Chi Tiết Tải Foxit Reader 12.11 Bản Full Crack Mới Nhất 2024 Miễn Phí 5++ Đơn vị thiết kế website tại Hà Nội dẫn đầu 2024