Diễn đàn Thép G20: Mỹ và Trung Quốc vẫn bất đồng về giải pháp cắt giảm sản lượng



Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa thể thống nhất cách giải quyết tình trạng dư thừa sản lượng thép trên thế giới tại Diễn đàn Thép G20 vào ngày 30/11 tại Berlin.

Đại diện các thành viên nhóm 20 quốc gia công nghiệp phát triển và đang phát triển (G20) tham dự “Diễn đàn toàn cầu về tình trạng sản lượng thép dư thừa” cho biết đã nhất trí về nhu cầu phải loại bỏ các hình thức trợ cấp đang làm méo mó thị trường, tái cơ cấu ngành thép, đảm bảo bình đẳng cơ hội cho mọi doanh nghiệp và tăng tính minh bạch trong cắt giảm sản lượng.

Tuy nhiên, Mỹ và Trung Quốc vẫn bất đồng về nhiều vấn đề. Trong khi Trung Quốc khăng khăng nước này đã làm hết khả năng để giải quyết bài toán dư thừa sản lượng, Mỹ cho biết sẽ tiếp tục tự vệ trước sự tấn công của thép cạnh tranh bất hợp pháp.

Trợ lý Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Li Chenggang cho biết trong khi nước này phải hy sinh lợi ích để cắt giảm sản lượng thì “phần còn lại của thế giới chỉ biết đứng nhìn”.

Trung Quốc, quốc gia sản xuất và tiêu thụ một nửa sản lượng thép toàn cầu, đã cắt giảm khoảng 100 triệu tấn thép có đăng ký và khoảng 120 triệu tấn thép “chui” kể từ tháng 1/2016.

Trong khi Mỹ, quốc gia nhập khẩu thép lớn nhất thế giới, vẫn quyết tâm gây áp lực lên Trung Quốc, trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các diễn đàn toàn cầu như G20, để giảm thêm sản lượng và xóa bỏ tình trạng trợ cấp bóp méo thị trường.

Ông Jamieson Greer, trưởng đoàn đàm phán Mỹ, cho biết diễn đàn đã thống nhất một số giải pháp ban đầu nhưng vẫn chưa đủ để đạt được mục tiêu chung.

“Để giải quyết tình trạng dư thừa sản lượng cần có những chính sách cụ thể như xóa bỏ trợ cấp. Các nhà sản xuất thép nhà nước và tư nhân phải được đối xử bình đẳng. Diễn đàn chưa làm được nhiều để giải quyết triệt để các nguyên nhân khiến sản lượng thép dư thừa. Báo cáo chưa có đủ thông tin về những méo mó thị trường và cũng chưa có cách lấy những thông tin đó”, ông Greer cho biết.

Tổng thống Mỹ Donald Trump từng nhiều lần dọa áp thuế trừng phạt lên thép nhập khẩu từ Trung Quốc. Ngoài ra, ông còn khởi xướng điều tra khả năng thép nhập khẩu đe dọa đến an ninh quốc gia theo điều khoản 232 của Đạo luật Mở rộng Thương mại.

Một số chuyên gia cho rằng việc Mỹ viện lý do bảo vệ an ninh quốc gia để áp thuế lên thép Trung Quốc có thể châm ngòi một cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nước, làm suy yếu hệ thống thương mại quy chuẩn toàn cầu, gây thiệt hại cho các đồng minh của Mỹ nhiều hơn Trung Quốc và làm tiêu tan triển vọng tăng trưởng toàn cầu.

Tuy nhiên, ông Greer vẫn bảo vệ quan điểm của Mỹ trong diễn dàn ngày 30/11.

“Diễn đàn này là nơi chúng ta có thể bàn bạc để tìm ra hướng đi tiếp theo nhưng hành động mới thật sự quan trọng. Chúng tôi sẽ sử dụng bất kỳ hành động hợp pháp nào khi cần thiết”, ông Greer cho biết.

Trước đó, Trung Quốc đã đặt mục tiêu cắt giảm 150 triệu tấn thép vào năm 2020.

Các chuyên gia cho rằng thị trường thép sẽ cân bằng khi đạt mức sản lượng dự phòng tối đa 400 triệu tấn bên cạnh 1,6 tỷ tấn sản xuất mỗi năm. Các chuyên gia này ước tính thị trường toàn cầu đang thừa khoảng 730 triệu tấn thép, một nửa trong số đó là của Trung Quốc.

“Cắt giảm sản lượng là một quá trình đau đớn, Trung Quốc đã phải bố trí lại công việc cho hàng trăm nghìn công nhân. Chúng tôi kêu gọi các nhà sản xuất trên thế giới cùng ngồi lại và tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề này”, ông Chenggang cho biết.

Thị trường thép toàn cầu trị giá khoảng 900 tỷ USD mỗi năm được xem là thước đo sức mạnh của nền kinh tế thế giới.

Lượng thép Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ giảm mạnh trong năm qua nhưng Mỹ vẫn bảo vệ quan điểm rằng thép cạnh tranh không lành mạnh từ Trung Quốc gián tiếp gây thiệt hại cho doanh nghiệp Mỹ và kéo giảm giá thép toàn cầu.

Nguồn tin: Vietnambiz

Xem thêm ...

Chương trình Hội thảo và Lễ kỷ niệm “20 năm Hiệp hội Thép Việt Nam đồng hành cùng ngành thép Việt Nam – xây dựng và phát triển” Tenova nhận FAC tại Pomina Flat Steel, Việt Nam Bộ Công Thương gia hạn việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội có xuất xứ từ Trung Quốc, In-đô-nê-si-a, Ma-lay-xi-a và vùng lãnh thổ Đài Loan (Mã vụ việc ER01.AD01) Thông báo gia hạn cho nhà sản xuất trong nước, nhà nhập khẩu về thời gian nộp bản trả lời câu hỏi trong vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với thép cán nguội (AD08) Tổng quan thị trường thép toàn cầu – tháng 9/2019 Tình hình thị trường thép Việt Nam tháng 9/2019 và 9 tháng đầu năm 2019 PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHI PHÍ TUÂN THỦ THỦ TỤC HẢI QUAN Mời tham gia Hội nghị Xúc tiến Đầu tư và Thương mại Việt Nam – Campuchia Ngành thép Việt Nam với việc sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại trong tình hình mới Xác định xuất xứ hàng hóa để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương Đề nghị nộp hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với tôn màu (SG05) Tình hình thị trường thép Việt Nam tháng 8/2019 và 8 tháng đầu năm 2019 Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung: Cần biện pháp gì để ngành thép phát triển ổn định Hướng Dẫn Chi Tiết Tải Foxit Reader 12.11 Bản Full Crack Mới Nhất 2024 Miễn Phí 5++ Đơn vị thiết kế website tại Hà Nội dẫn đầu 2024