Doanh nghiệp thép nội địa Hoa Kỳ nộp đơn kiện Chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cuộn các-bon của Oman, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Pakistan, Philippines và Việt Nam



Doanh nghiệp thép nội địa Hoa Kỳ nộp đơn kiện Chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cuộn các-bon của Oman, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Pakistan, Philippines và Việt Nam

Ngày 28 tháng 10 năm 2015, các doanh nghiệp của ngành Ống thép cuộn cacbon (Circular Welded Carbon-Quality Steel Pipe – CWP) của Hoa Kỳ đã nộp đơn kiện chống bán phá giá tới Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) và Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC) đối với sản phẩm CWP của 5 quốc gia bao gồm Oman, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Pakistan, Philippines và Việt Nam (riêng đối với Pakistan bị điều tra đồng thời chống trợ cấp). Nguyên đơn của Hoa Kỳ bao gồm Bull Moose Tube Company, EXLTUBE, Wheatland Tube và Western Tube & Conduit. Sản phẩm bị điều tra thuộc các mã HS sau: 7306.19.1010, 7306.19.1050, 7306.19.5110, 7306.19.5150, 7306.30.1000, 7306.30.5025, 7306.30.5032, 7306.30.5040, 7306.30.5055, 7306.30.5085, 7306.30.5090, 7306.50.1000, 7306.50.5050 và 7306.50.5070. Các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất sản phẩm bị điều tra được nêu trong đơn kiện bao gồm 3 công ty dưới đây, tuy nhiên Nguyên đơn cũng lưu ý rằng còn nhiều các doanh nghiệp xuất khẩu từ Việt Nam chưa được biết tới: • Công ty TNHH Sujia Steel Pipe • Công ty TNHH Vietnam Pipe • Công ty TNHH Thép SeAH Việt Nam Biên độ phá giá mà Nguyên đơn cáo buộc đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ở mức rất cao là 103.83%. Tương tự như các vụ điều tra chống bán phá giá trước đây của Hoa Kỳ, Nguyên đơn sẽ yêu cầu DOC áp dụng phương pháp chống bán phá giá đối với nền kinh tế phi thị trường đối với Việt Nam, tức là sử dụng các giá trị thay thế nước ngoài để xác định giá trị thông thường, từ đó tính toán biên độ phá giá. Trên thực tế, năm 2011 Hoa Kỳ đã từng tiến hành đồng thời điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với cùng sản phẩm CWP nêu trên từ Việt Nam và một số quốc gia (trong đó có Oman và UAE cùng xuất hiện trong vụ việc này). Tuy nhiên, vụ điều tra đã được chấm dứt do DOC đã xác định biên độ trợ cấp của các doanh nghiệp Việt Nam là 0% và đồng thời ITC đã đưa ra kết luận cuối cùng là không có thiệt hại đối với ngành sản xuất CWP của Hoa Kỳ. Như vậy, trong trường hợp được khởi xướng, đây sẽ là vụ việc điều tra chống bán phá giá thứ 2 của Hoa Kỳ đối với sản phẩm CWP của Việt Nam và là vụ việc thứ 6 đối với sản phẩm thép nói chung của Việt Nam trong năm 2015. Theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ, trong vòng 20 ngày kể từ ngày đơn kiện hợp lệ được nộp chính thức, DOC sẽ bắt đầu tiến hành khởi xướng điều tra. Trong thời gian này, các nhà sản xuất, xuất khẩu sản phẩm CWP bị điều tra của Việt Nam cần tập hợp lực lượng, chuẩn bị các công việc cần thiết để kịp thời ứng phó với vụ kiện nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Để biết thêm thông tin chi tiết, xin liên hệ: Phòng xử lý các vụ việc phòng vệ thương mại của nước ngoài – Cục Quản lý cạnh tranh Địa chỉ: 25 Ngô Quyền, Hà Nội Điện thoại: (04) 222 05012 Fax: (04) 222 05003 (Phòng xử lý các vụ việc phòng vệ thương mại của nước ngoài)

Xem thêm ...

Chương trình Hội thảo và Lễ kỷ niệm “20 năm Hiệp hội Thép Việt Nam đồng hành cùng ngành thép Việt Nam – xây dựng và phát triển” Tenova nhận FAC tại Pomina Flat Steel, Việt Nam Bộ Công Thương gia hạn việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội có xuất xứ từ Trung Quốc, In-đô-nê-si-a, Ma-lay-xi-a và vùng lãnh thổ Đài Loan (Mã vụ việc ER01.AD01) Thông báo gia hạn cho nhà sản xuất trong nước, nhà nhập khẩu về thời gian nộp bản trả lời câu hỏi trong vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với thép cán nguội (AD08) Tổng quan thị trường thép toàn cầu – tháng 9/2019 Tình hình thị trường thép Việt Nam tháng 9/2019 và 9 tháng đầu năm 2019 PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHI PHÍ TUÂN THỦ THỦ TỤC HẢI QUAN Mời tham gia Hội nghị Xúc tiến Đầu tư và Thương mại Việt Nam – Campuchia Ngành thép Việt Nam với việc sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại trong tình hình mới Xác định xuất xứ hàng hóa để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương Đề nghị nộp hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với tôn màu (SG05) Tình hình thị trường thép Việt Nam tháng 8/2019 và 8 tháng đầu năm 2019 Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung: Cần biện pháp gì để ngành thép phát triển ổn định Hướng Dẫn Chi Tiết Tải Foxit Reader 12.11 Bản Full Crack Mới Nhất 2024 Miễn Phí 5++ Đơn vị thiết kế website tại Hà Nội dẫn đầu 2024