Mỹ dự định áp thuế thép, nhôm: Đòn thật hay đòn vờ?



Ông Trump và cộng sự chắc chắn sẽ không dừng lại việc thực thi những quan điểm bảo hộ mậu dịch như thế ở lần này.

Một tháng sau khi trình lên tổng thống Mỹ Donald Trump, bộ trưởng thương mại nước này Wilbur Ross đã công bố những khuyến nghị chính sách nhằm giảm nhập khẩu của Mỹ về thép và nhôm.

Chậm nhất sau thời gian hai tháng nữa, ông Trump phải đưa ra quyết định cuối cùng về việc này. Thực chất những khuyến nghị chính sách nói trên của ông Ross là bảo hộ ngành công nghiệp luyện thép và nhôm ở Mỹ.
Từ khi lên cầm quyền ở Mỹ đến nay, ông Trump và cộng sự đã không chỉ tiếp tục cổ suý cho chủ ý thực thi chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch mà còn đã triển khai thực hiện cụ thể dưới hình thức áp dụng mức thuế quan cao đối với những mặt hàng nhập khẩu vào Mỹ như đối với gỗ của Canada, tấm pin mặt trời của Trung Quốc và một số nước châu Âu hay đối với máy giặt. Lần này, ông Trump và cộng sự nhằm vào sản phẩm thép và nhôm.

Ông Ross khuyến nghị 3 phương án lựa chọn. Phương án thứ nhất không phân biệt nước xuất xứ và áp dụng đồng đều mức thuế quan tối thiểu là 24% đối với thép và 17% ở nhôm. Sự lựa chọn thứ hai trong khuyến nghị của ông Ross là áp dụng thuế quan đối với 12 đối tác còn các đối tác khác không được xuất khẩu sản phẩm thép và nhôm vào thị trường Mỹ quá mức độ năm 2017. Phương án thứ ba là hạn chế mức độ xuất khẩu của tất cả các đối tác xuống còn bằng mức 60% năm 2017.

Cho dù rồi đây ông Trump lựa chọn quyết sách nào thì cũng đều là làm khó cho các đối tác, đều là khép kín thị trường Mỹ và bảo hộ ngành công nghiệp liên quan ở Mỹ. Cách làm này trái ngược với những nguyên tắc và tiêu chí chung của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) mà Mỹ cũng là thành viên và dùng thuế quan hoặc rào cản thương mại để đối phó với khả năng cạnh tranh cao hơn của bên ngoài. Nó được ông Trump và cộng sự sử dụng làm biểu hiện trên thực tế của khẩu hiệu “Nước Mỹ trước hết” nhằm tận lợi tối đa tác dụng dân tuý của nó ở Mỹ. Vì thế, ông Trump và cộng sự chắc chắn sẽ không dừng lại việc thực thi những quan điểm bảo hộ mậu dịch như thế ở lần này.

Đấy cũng là một trong những lý do quyết định khiến nhiều đối tác kinh tế và thương mại quan trọng của Mỹ gần như ngay lập tức công khai hoá ý định trả đũa chứ không chỉ thể hiện phản ứng phản đối như mọi lần. Chẳng hạn như Hàn Quốc cho biết sẽ khởi kiện Mỹ ở WTO nếu Mỹ áp dụng thuế quan bảo hộ mậu dịch. Còn EU chuẩn bị sẵn hẳn danh sách những mặt hàng xuất khẩu của Mỹ bị ăn miếng trả miếng.

Thông điệp chung của các đối tác đối với Mỹ không chỉ nhằm vào chuyện liên quan đến sản phẩm thép và nhôm mà nhằm vào chính sách thương mại nói chung của ông Trump và cộng sự, nhằm ngăn chặn lần này và loại trừ những lần sau. Có thể thấy ở đó chủ ý của các đối tác là răn đe trước nhưng khi cần thì sẵn sàng thực hiện chứ không nói suông.

Những thông điệp và hàm ý ấy chắc chắn phía Mỹ không thể không nhận ra, không thể làm ngơ và không thể bất chấp. Chiến tranh chưa xảy ra nhưng ý định tuyên chiến đã bộc lộ và việc chấp nhận lời tuyên chiến cũng như tuyên chiến lại cũng đã được chuẩn bị. Chỉ xung khắc thương mại thôi chứ chưa nói đến chiến tranh thương mại đã đủ để gây lợi bất cập hại cho tất cả các bên tham gia. Đối với Mỹ cũng đâu có khác.

(Nguồn tin: KT&ĐT)

Xem thêm ...

Chương trình Hội thảo và Lễ kỷ niệm “20 năm Hiệp hội Thép Việt Nam đồng hành cùng ngành thép Việt Nam – xây dựng và phát triển” Tenova nhận FAC tại Pomina Flat Steel, Việt Nam Bộ Công Thương gia hạn việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội có xuất xứ từ Trung Quốc, In-đô-nê-si-a, Ma-lay-xi-a và vùng lãnh thổ Đài Loan (Mã vụ việc ER01.AD01) Thông báo gia hạn cho nhà sản xuất trong nước, nhà nhập khẩu về thời gian nộp bản trả lời câu hỏi trong vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với thép cán nguội (AD08) Tổng quan thị trường thép toàn cầu – tháng 9/2019 Tình hình thị trường thép Việt Nam tháng 9/2019 và 9 tháng đầu năm 2019 PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHI PHÍ TUÂN THỦ THỦ TỤC HẢI QUAN Mời tham gia Hội nghị Xúc tiến Đầu tư và Thương mại Việt Nam – Campuchia Ngành thép Việt Nam với việc sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại trong tình hình mới Xác định xuất xứ hàng hóa để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương Đề nghị nộp hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với tôn màu (SG05) Tình hình thị trường thép Việt Nam tháng 8/2019 và 8 tháng đầu năm 2019 Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung: Cần biện pháp gì để ngành thép phát triển ổn định Hướng Dẫn Chi Tiết Tải Foxit Reader 12.11 Bản Full Crack Mới Nhất 2024 Miễn Phí 5++ Đơn vị thiết kế website tại Hà Nội dẫn đầu 2024