Mỹ và Châu Âu đồng loạt giáng đòn đau vào thép Trung Quốc



Liên minh châu Âu (EU) vừa quyết định áp dụng mức thuế mới đối với một số sản phẩm thép của Trung Quốc nhập khẩu vào thị trường của khối này. Chỉ ít ngày trước, Mỹ cũng ra quyết định tương tự.

Hôm 29/7, Liên minh châu Âu thông báo đã định mức thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép thanh của Trung Quốc, cao hơn mức được đề nghị ban đầu.

Quyết định được đưa ra sau khi tiến hành điều tra theo yêu cầu của Hiệp hội Sản xuất Thép châu Âu- Eurofer.

Tháng 2/2016, Liên minh Châu Âu đã mở 3 cuộc điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép của Trung Quốc và áp những mức thuế mới đối với thép nhập khẩu của Trung Quốc sau khi ngành thép của châu Âu đưa ra cảnh báo hằng ngàn công ăn việc làm trong ngành này ở châu Âu, nay có thể bị mất.

Tổng số thép của Trung Quốc xuất ra nước ngoài trong năm qua tăng 50%, gây bất ổn cho thị trường toàn cầu, trong đó châu Âu chịu thiệt hại đặc biệt.

Hồi đầu tháng 2 vừa qua, Trung Quốc thông báo kế hoạch cắt giảm sản lượng thép chừng 150 triệu tấn trong vòng 5 năm tới. Tuy nhiên theo giới chuyên gia thì con số đó còn nhỏ so với con số 340 triệu tấn sản xuất thừa ra mỗi năm.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Jean-Claude Juncker tuyên bố tại Thượng đỉnh Trung Quốc – Liên minh châu Âu trong tháng 7 vừa qua ở Bắc Kinh rằng sẽ mạnh mẽ bảo vệ ngành công nghiệp thép của châu Âu. Ông này nói thêm, cuộc tranh cãi giữa hai phía về vấn đề sản phẩm thép của Trung Quốc sẽ định hình cho quyết định có công nhận nền kinh tế của Hoa Lục là kinh tế thị trường hay không.

Ngay sau thông báo của EU, Bộ Thương Mại Trung Quốc phản ứng rằng mức thuế chống bán phá giá như thế là không công bằng; căn cứ chỉ nhằm giúp cho các nhà sản xuất thép châu Âu tăng thêm lợi nhuận mà thôi.

Trước châu Âu, ngày 22/6, Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (USITC) đã ra phán quyết rằng ngành công nghiệp thép nước này bị “tổn hại nghiêm trọng” do các sản phẩm thép cuộn lạnh của Trung Quốc, theo đó Chính phủ Mỹ sẽ áp đặt các mức thuế nghiêm ngặt đối với những sản phẩm này.

Theo quyết định cuối cùng của Phòng Thương mại Mỹ đưa ra hồi tháng 5/2016, đối với sản phẩm thép Trung Quốc, thuế chống bán phá giá là 265,79% trong khi mức thuế chống trợ giá là 256,44%.

(PetroTimes 1/8/2016)

Xem thêm ...

Chương trình Hội thảo và Lễ kỷ niệm “20 năm Hiệp hội Thép Việt Nam đồng hành cùng ngành thép Việt Nam – xây dựng và phát triển” Tenova nhận FAC tại Pomina Flat Steel, Việt Nam Bộ Công Thương gia hạn việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội có xuất xứ từ Trung Quốc, In-đô-nê-si-a, Ma-lay-xi-a và vùng lãnh thổ Đài Loan (Mã vụ việc ER01.AD01) Thông báo gia hạn cho nhà sản xuất trong nước, nhà nhập khẩu về thời gian nộp bản trả lời câu hỏi trong vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với thép cán nguội (AD08) Tổng quan thị trường thép toàn cầu – tháng 9/2019 Tình hình thị trường thép Việt Nam tháng 9/2019 và 9 tháng đầu năm 2019 PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHI PHÍ TUÂN THỦ THỦ TỤC HẢI QUAN Mời tham gia Hội nghị Xúc tiến Đầu tư và Thương mại Việt Nam – Campuchia Ngành thép Việt Nam với việc sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại trong tình hình mới Xác định xuất xứ hàng hóa để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương Đề nghị nộp hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với tôn màu (SG05) Tình hình thị trường thép Việt Nam tháng 8/2019 và 8 tháng đầu năm 2019 Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung: Cần biện pháp gì để ngành thép phát triển ổn định Hướng Dẫn Chi Tiết Tải Foxit Reader 12.11 Bản Full Crack Mới Nhất 2024 Miễn Phí 5++ Đơn vị thiết kế website tại Hà Nội dẫn đầu 2024