Nâng công suất gấp rưỡi – chuyện cải tiến dây chuyền sơn của “bé hạt tiêu” Tôn mạ Vnsteel Thăng Long



Là đơn vị thành viên Tổng công ty Thép Việt Nam - CTCP, qua 7 năm trưởng thành và phát triển, dù tuổi đời con non trẻ, quy mô không quá lớn, song Công ty CP Tôn mạ Vnsteel Thăng Long đã và đang có những bước tiến vững chắc trên con đường trở thành một trong những doanh nghiệp sản xuất tôn mạ hàng đầu Việt Nam. Rất táo bạo, cuối năm 2016, Công ty quyết định thực hiện nâng cấp dây chuyền sơn lên gấp rưỡi.

Không ngủ quên trên chiến thắng

Chọn thời điểm này bởi vì khi đó khó khăn về tài chính của Vnsteel Thăng Long cũng bớt, tình hình kinh tế chung của ngành sản xuất tôn mạ có nhiều cơ hội, cần phải có sự đi trước đón đầu thị trường, Công ty đã quyết định nâng cấp dây chuyền lên để đạt công suất gấp rưỡi.

Từ khi ra đời đến nay, để đưa ra thị trường các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng, phù hợp yêu cầu của người tiêu dùng, Vnsteel Thăng Long đã không ngừng đổi mới công nghệ, đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại từ Đức, Italy. Các sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn Nhật Bản, phù hợp tiêu chuẩn Mỹ, châu Âu. Đồng thời được kiểm định chặt chẽ bởi các hệ thống: quản lý chất lượng ISO 9001:2015, quản lý môi trường ISO 14001:2015, quản lý năng lượng ISO 50001:2011 nhằm đưa ra các sản phẩm chất lượng cao, thân thiện với môi trường. Nhìn thấy trước nhu cầu tăng cao của thị trường với mặt hàng tôn, mạ, cuối năm 2016, Công ty quyết định thực nâng cấp dây chuyền sơn từ tốc độ 40m/ph lên 60m/ph nhằm mục tiêu nâng công suất tôn mạ màu lên thành 70.000 tấn/năm, tôn mạ kẽm lên thành 100.000 tấn/năm. Đây thực sự là những sáng kiến táo bạo, đột phá chứng tỏ tầm nhìn đi trước đón đầu của lãnh đạo Công ty.

Khởi nguồn là sáng kiến mang tên Nâng cấp dây chuyền sơn từ tốc độ 40m/ph lên 60m/ph là tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, trưởng phòng và phó phòng kỹ thuật an toàn cùng nhóm trợ giúp gồm 4 kỹ sư có chuyên môn, trình độ sâu, hiểu biết và gắn bó với dây chuyền nhiều năm phối hợp thực hiện. Mục tiêu là cải tạo nâng tốc độ dây chuyền sơn từ 40m/phút lên 60m/phút để nâng công suất dây chuyền từ 50.000 tấn/năm lên 70.000 tấn/năm với dải sản phẩm dày từ 0.2-1.6mm, khổ rộng từ 600-1.250mm, nhằm nâng cao hơn nữa sản lượng sản xuất tôn mạ màu, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong giai đoạn 2017 – 2020. Sau rất nhiều cân nhắc, tính toán, công trình đã được thực hiện trong vòng 6 tháng và vào tháng 8/2017 đã đi vào hoạt động. Nhờ cải tiến này mà công suất dây chuyền được tăng lên, bên cạnh đó là giảm tiêu hao nguyên vật liệu trong sản xuất tôn mạ màu, đồng thời, làm giảm các chi phí xử lý chất thải công nghiệp và giúp bảo vệ môi trường tốt hơn. Bên cạnh đó là tăng năng suất lao động, tiết giảm chi phí nhân công, giảm thời gian sản xuất, đáp ứng kịp thời sản lượng yêu cầu của khách hàng.

Với việc nâng công suất này, giá trị từ việc tăng thêm sản lượng hàng năm là gần 14 tỷ đồng, giá trị từ việc tiết kiệm chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và tăng năng suất lao động khoảng gần 3 tỷ đồng. Hội đồng Sáng kiến – Tiết kiệm của Vnsteel Thăng Long thừa nhận giải pháp đã đạt các tiêu chí được công nhận là sáng kiến và được bình chọn sáng kiến tiêu biểu để xét duyệt sáng kiến cấp Tổng công ty.

Nảy ra thêm nhiều sáng kiến

Tiếp sau sáng kiến nâng cấp dây chuyền sơn từ tốc độ 40m/ph lên 60m/ph là sáng kiến về giải pháp thi công móng cho hai tháp tích tụ và Bridle số 2 thuộc dự án nâng cấp tốc tộ dây chuyền sơn từ 40m/phút lên 60m/phút của hai phó quản đốc Phân xưởng sản xuất.

Trong quá trình thực hiện dự án nâng cấp tốc độ dây chuyền sơn, phương án thi công móng để mở rộng tháp tích tụ và lắp mới Bridle số 2 gặp nhiều khó khăn, thời gian thi công móng sẽ kéo dài nếu sử dụng biện pháp thông thường là đào hố, đổ bê tông móng. Dự kiến nếu áp dụng phương pháp này riêng để thi công mở rộng hai tháp tích tụ và lắp mới Bridle số 2 sẽ mất khoảng từ 5-6 tuần (tính thi công ngày và đêm), kéo theo giai đoạn nâng cấp hệ dẫn động kéo dài lên đến 7-8 tuần. Trong khi đó, dự án nâng cấp tốc độ dây chuyền chỉ cho phép dừng xen kẽ kết hợp với điều kiện duy trì sản xuất (có thể dừng tối đa cho khoảng 3-4 tuần/giai đoạn thi công). Vậy phải làm như thế nào?

Rất quyết đoán, nhóm tác giả đã đưa ra giải pháp thi công móng cho hai tháp tích tụ và Bridle số 2 thuộc dự án nâng cấp tốc tộ dây chuyền sơn từ 40m/phút lên 60m/phút và đưa vào áp dụng từ tháng 03/08/2017. Nhờ sáng kiến này mà đã rút ngắn thời gian thi công mở rộng hai tháp tích tụ và lắp mới khoảng 2-3 tuần, giảm thiểu các rủi ro trong quá trình thi công mở rộng tháp do không phải tháo dỡ toàn bộ các cột cũ, không phải đào mở rộng hố tháp.

Cùng thời gian này, Vnsteel Thăng Long vui mừng tiếp nhận sáng kiến thứ ba liên quan đến việc nâng cấp dây chuyền sơn.

Sau khi nâng cấp tốc độ dây chuyền sơn lên 60m/ph là đến việc nâng cấp lò sấy sơn hoàn thiện được kéo dài thêm 06 m và bổ sung thêm 01 buồng đốt Zone (0) để tăng công suất lò, tránh tình trạng mặt trên độ cứng chì không đạt (< 3H). Nhóm tác giả tính toán ra ngay giải pháp thay đổi thông số công nghệ lò sấy sơn hoàn thiện sau nâng cấp đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt độ cứng chì nhằm nâng cao, phân bổ nhiệt các vùng đốt đồng đều hơn. Do đó màng sơn được làm khô một cách từ từ, đồng đều dẫn đến chất lượng màng sơn ổn định hơn.

Theo đánh giá của Hội đồng Sáng kiến – Tiết kiệm Vnsteel Thăng Long, giải pháp đã giải quyết gần như triệt để vấn đề độ cứng chì mặt trên không đạt sau khi nâng cấp tốc độ dây chuyền, góp phần giảm thiểu thời gian chạy thử dây chuyền sau nâng cấp, giảm thiểu khối lượng hàng phế phẩm, thứ cấp trong quá trình chạy thử.

Có thể nói, việc nâng cấp công suất một dây chuyền sản xuất lên gấp rưỡi là một vấn đề khoa học kỹ thuật rất phức tạp, Vnsteel Thăng Long đã quyết tâm thực hiện và đã thành công. Đây chính là một bằng chứng cho thấy sự sáng tạo là không ngừng, nhưng nó chỉ mỉm cười với người táo bạo.

(Nguồn: tapchicongthuong.vn)

Xem thêm ...

Chương trình Hội thảo và Lễ kỷ niệm “20 năm Hiệp hội Thép Việt Nam đồng hành cùng ngành thép Việt Nam – xây dựng và phát triển” Tenova nhận FAC tại Pomina Flat Steel, Việt Nam Bộ Công Thương gia hạn việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội có xuất xứ từ Trung Quốc, In-đô-nê-si-a, Ma-lay-xi-a và vùng lãnh thổ Đài Loan (Mã vụ việc ER01.AD01) Thông báo gia hạn cho nhà sản xuất trong nước, nhà nhập khẩu về thời gian nộp bản trả lời câu hỏi trong vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với thép cán nguội (AD08) Tổng quan thị trường thép toàn cầu – tháng 9/2019 Tình hình thị trường thép Việt Nam tháng 9/2019 và 9 tháng đầu năm 2019 PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHI PHÍ TUÂN THỦ THỦ TỤC HẢI QUAN Mời tham gia Hội nghị Xúc tiến Đầu tư và Thương mại Việt Nam – Campuchia Ngành thép Việt Nam với việc sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại trong tình hình mới Xác định xuất xứ hàng hóa để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương Đề nghị nộp hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với tôn màu (SG05) Tình hình thị trường thép Việt Nam tháng 8/2019 và 8 tháng đầu năm 2019 Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung: Cần biện pháp gì để ngành thép phát triển ổn định Hướng Dẫn Chi Tiết Tải Foxit Reader 12.11 Bản Full Crack Mới Nhất 2024 Miễn Phí 5++ Đơn vị thiết kế website tại Hà Nội dẫn đầu 2024