Những hoạt động chính của Hiệp hội Thép Việt Nam trong năm 2024 và dự kiến hoạt động năm 2025



A. CÁC SỰ KIỆN NỔI BẬT CỦA HIỆP HỘI THÉP VIỆT NAM TRONG NĂM 2024 Hội nghị và Triển lãm SEAISI 2024 “Tồn tại và Phát triển trong Kỷ nguyên Trung hòa Carbon” Diễn ra từ ngày 13-15/5 tại Cung Hội Nghị Quốc Tế Ariyana Đà Nẵng, Hội nghị và Triển lãm Thép Đông Nam […]

A. CÁC SỰ KIỆN NỔI BẬT CỦA HIỆP HỘI THÉP VIỆT NAM TRONG NĂM 2024

  1. Hội nghị và Triển lãm SEAISI 2024 “Tồn tại và Phát triển trong Kỷ nguyên Trung hòa Carbon”

Diễn ra từ ngày 13-15/5 tại Cung Hội Nghị Quốc Tế Ariyana Đà Nẵng, Hội nghị và Triển lãm Thép Đông Nam Á 2024 (2024 SEAISI Conference & Exhibition) quy tụ hơn 400 “ông lớn” trong ngành thép khu vực châu Á cùng nhiều đại biểu là chuyên gia đầu ngành, các hiệp hội liên quan tham dự.

Đây là sự kiện lớn nhất khu vực trong ngành thép, kỳ vọng mang lại nhiều cơ hội giao thương, học hỏi và phát triển cho các bên tham gia, đồng thời góp phần vào sự nghiệp phát triển bền vững của ngành thép và kinh tế khu vực.

Với chủ đề “Surviving and Thriving in the Decarbonized World” – “Tồn tại và Phát triển trong Kỷ nguyên Trung hòa Carbon”, hội nghị diễn ra nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, hội thảo chuyên đề giới thiệu các công nghệ sản xuất thép mới nhất và đưa ra những dự báo về nhu cầu sử dụng thép trên thế giới trong thời gian tới.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam Nghiêm Xuân Đa, Hội nghị là cơ hội tuyệt vời để chúng ta trao đổi về chính sách, phát triển công nghệ và thảo luận những thách thức cũng như cơ hội để tiến tới ngành thép xanh.

Trong khuôn khổ Hội nghị còn có khu triển lãm, bao gồm các hãng thép khu vực Đông Nam Á cũng như những hãng nổi tiếng của các quốc gia có nền công nghiệp sản xuất thép phát triển như Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Kết thúc Hội nghị, các đại biểu đã có dịp đi tham quan một số nhà máy lớn ở miền Trung như Khu liên hợp Hoà Phát Dung Quất, Nhà máy Doosan Vina và Tập đoàn THACO.

  1. Tham gia góp ý các chính sách nhà nước:

– Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) đã có công văn số 28/2024/HHTVN cùng nhiều buổi làm việc với đại diện Viện Nghiên cứu Chiến lược, chính sách Công Thương – Bộ Công Thương (VIOIT) và tham gia hội thảo ngày 14/10/2024 góp ý Dự thảo “Chiến lược phát triển ngành thép đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” để trao đổi và góp ý chi tiết cho dự thảo Chiến lược. Hiện Ban soạn thảo vẫn đang tiếp thu để đưa các nội dung góp ý vào dự thảo, góp phần xây dựng Chiến lược phát triển ngành thép chất lượng và có tính khả thi cao.

– Kiến nghị xây dựng quy định quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và nhập khẩu vào Việt Nam gồm các nội dung: Xem xét xây dựng quy trình, thủ tục kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu vào Việt Nam, theo đó thép nhập khẩu cần phải có Giấy chứng nhận tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam trước khi nhập khẩu; Tăng cường điều tra áp dụng các biện pháp PVTM phù hợp để hạn chế sản phẩm thép cạnh tranh không lành mạnh, bảo vệ ngành sản xuất thép trong nước; Xây dựng và ban hành QC kỹ thuật quốc gia về thép tôn mạ kim loại và sơn phủ màu; Các Bộ ngành tăng cường công tác cảnh báo, dự báo xu thế thị trường hàng hoá, góp phần hỗ trợ cho sự phát triển ổn định của sản xuất trong nước.

– Góp ý dự thảo báo cáo Thủ tướng Chính phủ về thép không gỉ. VSA thống nhất về nội dung dự thảo và có làm rõ, bổ sung một số điều trong Phụ lục Nội dung ý kiến, phát biểu của các Bộ, Hiệp hội, doanh nghiệp thép không gỉ tại buổi làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cụ Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) phần ý kiến của VSA tại cuộc họp (mục 3 Phụ lục). VSA cũng đề xuất các sản phẩm thép không gỉ nhập khẩu cũng như sản xuất trong nước phải đảm bảo chất lượng theo TCVN, để đảm bảo hàng hoá thị trường nội địa đạt chất lượng đúng tiêu chuẩn, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đồng thời hài hoà với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn các nước tiên tiến.

– Kiến nghị giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp thép trong nước. VSA đã có công văn gửi Uỷ ban Kinh tế Quốc hội về tình hình thị trường thép 9 tháng 2023 và kiến nghị giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp thép.

  1. Công tác Phòng vệ thương mại:

– Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) đã có công văn số 22/2024/HHTVN ngày 24/4/2024 gửi Thủ tướng Chính phủ về việc điều tra chống bán phá giá (CBPG) đối với các sản phẩm thép cuộn cán nóng (HRC) và thép tôn mạ kẽm mà hợp kim nhôm kẽm nhập khẩu vào Việt Nam sau khi nhận được thông tin các nhà sản xuất thép trong nước phản ánh và đề xuất khởi xướng điều tra CBPG.

VSA luôn nhất quán quan điểm ủng hộ lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp thành viên, bảo vệ ngành sản xuất trong nước và xây dựng ngành thép Việt Nam phát triển đồng bộ, khép kín từ thượng nguồn đến hạ nguồn, theo định hướng tăng trưởng xanh và xin kiến nghị Thủ tướng Chính phủ: Cơ quan Nhà nước tăng cường áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại (Chống bán phá giá, chống lẩn tránh thuế, chống trợ cấp, tự vệ thương mại) và biện pháp kĩ thuật để bảo vệ sản xuất trong nước trước hiện tượng tượng gia tăng đột biến của thép nhập khẩu vào thị trường Việt Nam có nguy cơ bán phá giá, ảnh hưởng tiêu cực đến ngành sản xuất thép trong nước, để tạo nên môi trường kinh doanh trong nước cạnh tranh công bằng; Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công Thương khởi xướng điều tra chống bán phá giá thép cuộn cán nóng và thép tôn mạ; Bộ Khoa học Công nghệ xây dựng và triển khai hàng rào kỹ thuật về quản lý chất lượng thép nhập khẩu vào Việt Nam

– Cảnh báo các doanh nghiệp thành viên Hiệp hội về Dự thảo Lệnh Quản lý chất lượng Thép và sản phẩm thép năm 2024 cho các nước thành viên WTO để thực hiện nghĩa vụ minh bạch hoá theo Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) của WTO.

 –  Tham gia góp ý kiến và có các bài phản biện đệ trình Cơ quan Nhà nước và Cơ quan điều tra của nước ngoài trong các vụ việc phòng vệ thương mại như: Kiến nghị cơ quan nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp thép liên quan đến vụ việc Mexico điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cuộn cán nguội có xuất xứ từ Việt Nam; hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam khi xin giấy chứng nhận BIS của Ấn Độ; Tham gia cùng các nhà sản xuất thép trong nước bảo vệ quyền lợi chính đáng trong việc rà soát các vụ việc AC01.SG04, AD04 và AD02;

– Thường xuyên khuyến nghị các doanh nghiệp thành viên về thị trường và diễn biến giá thép trong nước, cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước và truyền thông, góp phần bình ổn thị trường thép trong nước năm 2024;

  1. Hoạt động Hội thảo – Đối ngoại:

– Hội nghị “Tổng kết công tác Hiệp hội năm 2023 – Kế hoạch Hiệp hội năm 2024” ngày 13/1/2024;

– Hội thảo thị trường thép Châu Á tại Tp. Hồ Chí Minh;

– Hội thảo kỹ thuật lưu động Đông Nam Á tại Công ty CP Gang Thép Thái Nguyên cung cấp thông tin các công nghệ hiện đại tiên tiến nhất, giải pháp bảo vệ môi trường ngành thép, kinh nghiệm các nước ASEAN và Việt Nam.

– Hội thảo khoa học “Các cơ chế điều chỉnh biên giới carbon và tác động đối với Việt Nam” ngày 18/3/2024 tại Hà Nội;

– Tọa đàm: “Xây lợi thế – Vững tương lai cùng Sáng kiến ESG Việt Nam 2024” của Tạp chí Thời báo kinh tế;

– Diễn đàn Kịch bản Kinh tế Việt Nam (VESF) là sự kiện thường niên do Tạp chí Kinh tế Việt Nam – VnEconomy – Vietnam Economic Times khởi xướng từ năm 2008;

– Hội nghị và Triển lãm SEAISI 2024 tổ chức tại Tp. Đà Nẵng tháng 5/2024;

– Đối thoại với Hiệp hội Thép Đài Loan tại Tp. Đà Nẵng tháng 5/2024.

– Hội thảo giới thiệu về các biện pháp phòng vệ thương mại ngày 20/6 tại Hà Nội và 19/7 tại Tp. HCM (ảnh trên) logo VSA – Cục PVTM;

– Hội thảo Chủ động vận dụng và ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại trong thương mại quốc tế ngày 6/8/2024;

– Hội thảo trực tuyến dự báo cung cầu ngành thép ASEAN 2024 ngày 27/8/2024

– Toạ đàm trực tuyến: Ứng phó hiệu quả với cơ chế CBAM: Vai trò của cơ quan đầu mối trong hỗ trợ doanh nghiệp ngày 16/9;

– Lễ ký kết ghi nhớ hợp tác giữa VSA và Công ty CP Chứng khoán ASEAN;

– Thăm và làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan ngày 16/11/2024;

–  Diễn đàn Xây dựng và Phát triển bền vững ngành thép Đông Nam Á từ ngày 18-21/11/2024;

– Triển lãm Quốc tế Gang thép và Gia công kim loại lần thứ 15 tại Việt Nam – ISME VIETNAM 2024.

– Tiếp đón và làm việc với nhiều đoàn chuyên gia từ Vụ Tiết kiệm năng lượng – Bộ Công Thương, UNIDO, IFC, Đại sứ quán Mỹ, Đại sứ quán Úc, v.v….

B. Dự kiến hoạt động của Hiệp hội Thép Việt Nam năm 2025

 

Xem thêm ...

Chương trình Hội thảo và Lễ kỷ niệm “20 năm Hiệp hội Thép Việt Nam đồng hành cùng ngành thép Việt Nam – xây dựng và phát triển” Tenova nhận FAC tại Pomina Flat Steel, Việt Nam Bộ Công Thương gia hạn việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội có xuất xứ từ Trung Quốc, In-đô-nê-si-a, Ma-lay-xi-a và vùng lãnh thổ Đài Loan (Mã vụ việc ER01.AD01) Thông báo gia hạn cho nhà sản xuất trong nước, nhà nhập khẩu về thời gian nộp bản trả lời câu hỏi trong vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với thép cán nguội (AD08) Tổng quan thị trường thép toàn cầu – tháng 9/2019 Tình hình thị trường thép Việt Nam tháng 9/2019 và 9 tháng đầu năm 2019 PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHI PHÍ TUÂN THỦ THỦ TỤC HẢI QUAN Mời tham gia Hội nghị Xúc tiến Đầu tư và Thương mại Việt Nam – Campuchia Ngành thép Việt Nam với việc sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại trong tình hình mới Xác định xuất xứ hàng hóa để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương Đề nghị nộp hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với tôn màu (SG05) Tình hình thị trường thép Việt Nam tháng 8/2019 và 8 tháng đầu năm 2019 Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung: Cần biện pháp gì để ngành thép phát triển ổn định Hướng Dẫn Chi Tiết Tải Foxit Reader 12.11 Bản Full Crack Mới Nhất 2024 Miễn Phí 5++ Đơn vị thiết kế website tại Hà Nội dẫn đầu 2024