Những nỗ lực của các nước thành viên ASEAN trong quá trình khử cacbon



Tiến độ khử cacbon của các quốc gia thành viên ASEAN còn nhiều khác biệt. 5 trong số các quốc gia ASEAN-6 đã cam kết thực hiện mục tiêu không phát thải ròng vào năm 2050 hoặc 2060. Trong số 6 nền kinh tế lớn nhất ASEAN (ASEAN-6), chỉ có Singapore đi đầu với hệ thống thuế carbon được triển khai đầy đủ và đang thiết lập một sàn giao dịch carbon quốc tế vào cuối năm 2022. Tháng 10 năm 2022, Singapore đã xác nhận mục tiêu net zero vào năm 2050 và thực hiện cam kết giảm phát thải hơn nữa.

Thuế carbon 5 SGD/tCO2e của Singapore được thực hiện vào năm 2019, đối với các công ty thải ra hơn 25.000 tấn khí nhà kính mỗi năm. Thuế hiện được thiết lập để tăng lên 25 SGD/tCO2e vào năm 2023, 45 SGD/tCO2e vào năm 2026 và đạt 50 – 82 SGD/tCO2e vào năm 2030.

Sàn giao dịch tác động khí hậu của Singapore (CIX) đã bắt đầu đấu giá tín dụng carbon cách đây vài tuần. Như đã công bố trong Ngân sách 2022, các doanh nghiệp được phép giao dịch tới 5% lượng khí thải chịu thuế của họ từ năm 2024. Điều này sẽ giảm bớt tác động cho các công ty bị ảnh hưởng cũng như tạo ra nhu cầu địa phương về tín dụng carbon chất lượng cao và cuối cùng dẫn đến sự phát triển của thị trường carbon.

(Nguồn: Seaisi)

Xem thêm ...