Philippines khởi xướng điều tra 03 vụ việc tự vệ liên quan tới sản phẩm thép
Ngày 15 tháng 6 năm 2020 Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines đã thông báo khởi xướng điều tra sơ bộ 03 vụ việc điều tra tự vệ đối với một số sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, đã phủ, mạ hoặc tráng (thuộc chương 7210,7212).
1. Thông tin vụ việc
1.1. Vụ việc thép mạ
Nguyên đơn: Tập đoàn thép Puyat
Hàng hóa bị điều tra: một số sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được
cán phẳng, đã phủ, mạ hoặc tráng (dạng tấm, cuộn, dải) (Galvanized iron sheets,
coils, strips) thuộc các mã HS: 7210.41.(11,19,91,99); 7210.49.(91,99);
7212.30.(12,13,19,99).
Cáo buộc của nguyên đơn: Nguyên đơn cáo buộc rằng hàng hóa nói trên
đang được nhập khẩu vào Philippines với số lượng gia tăng, là nguyên nhân chủ
yếu gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất nội địa. Các nước có thị
phần nhập khẩu lớn nhất vào Philippines theo cáo buộc của nguyên đơn là Trung
Quốc (từ 93%-98% trong POI) và Hàn Quốc (từ 3%-5% trong POI).
Thời kỳ điều tra: 2014-2018
Cơ quan điều tra yêu cầu các bên liên quan gửi bình luận và các chứng cứ
hoặc thông tin liên quan tới vụ việc trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được thông báo khởi xướng điều tra từ cơ quan điều tra.
Theo số liệu hải quan Philippines cập nhất đến tháng 11 năm 2019, năm
2019 (tháng 01-tháng 11) lượng xuất khẩu của Việt Nam chiếm tỷ trọng 0,06%
trong tổng nhập khẩu của Philippines.
1.2. Vụ việc thép mạ nhôm kẽm
Nguyên đơn: Tập đoàn công nghiệp thép Sonic
Hàng hóa bị điều tra: một số sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được
cán phẳng, đã phủ, mạ hoặc tráng (dạng tấm, cuộn, dải) (Aluminum zinc sheets,
coils, strips) thuộc các mã HS: 7210.61.(11,19,91,92,99);7210.69.(11,19,91,99);
7212.50.(19,23,24,29,93,94,99).
Cáo buộc của nguyên đơn: Nguyên đơn cáo buộc rằng hàng hóa nói trên
đang được nhập khẩu vào Philippines với số lượng gia tăng, là nguyên nhân chủ
yếu gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất nội địa. Các nước có thị
phần nhập khẩu lớn nhất vào Philippines theo cáo buộc của nguyên đơn là Trung
Quốc (tăng từ 1% 2014 lên 96,32% năm 2018) và Việt Nam (giảm từ 13,42% năm
2014 xuống 0,40% năm 2018), Nhật Bản (giảm từ 36,04% năm 2014 xuống
1,95% năm 2018).
Thời kỳ điều tra: 2014-2018
Cơ quan điều tra yêu cầu các bên liên quan gửi bình luận và các chứng cứ
hoặc thông tin liên quan tới vụ việc trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được thông báo khởi xướng điều tra từ cơ quan điều tra.
Theo số liệu hải quan Philippines cập nhất đến tháng 11 năm 2019, năm
2019 (tháng 1-tháng 11), lượng xuất khẩu của Việt Nam chiếm tỷ trọng 0,40%
trong tổng nhập khẩu của Philippines.
1.3. Vụ việc thép mạ màu
Nguyên đơn: Tập đoàn công nghiệp thép Sonic và Tập đoàn thép Puyat
Hàng hóa bị điều tra: một số sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được
cán phẳng, đã phủ, mạ hoặc tráng (Prepainted Galvanized Iron and prepainted
Aluminum zinc) thuộc các mã HS: 7210.70.(11,19,90,91,99); 7210.90.(10,90);
7212.40.(11,12,19,91,92,99).
Cáo buộc của nguyên đơn: Nguyên đơn cáo buộc rằng hàng hóa nói trên
đang được nhập khẩu vào Philippines với số lượng gia tăng, là nguyên nhân chủ
yếu gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất nội địa. Các nước có thị
phần nhập khẩu lớn nhất vào Philippines theo cáo buộc của nguyên đơn là Trung
Quốc (từ 96,93%-96,8% trong POI) và Việt Nam (từ 1,91%-3,12% trong POI).
Theo số liệu của Cơ quan Hải quan Philippines cập nhật đến tháng 11 năm
2019, nhập khẩu hàng hóa bị điều tra từ Việt Nam vào Philippines tăng từ
2.900MT năm 2014 lên gần 6.000 MT năm 2018, tăng thị phần nhập khẩu từ
1,91% năm 2014 lên 3,12% năm 2018. Năm 2019 (tháng 1-tháng 11), lượng xuất
khẩu của Việt Nam chiếm tỷ trọng 1,02 % trong tổng nhập khẩu của Philippines.
Thời kỳ điều tra: 2014-2018
Cơ quan điều tra yêu cầu các bên liên quan gửi bình luận và các chứng cứ
hoặc thông tin liên quan tới vụ việc trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được thông báo khởi xướng điều tra từ cơ quan điều tra.
Theo quy định của WTO, một nước nhập khẩu chỉ có thể áp dụng biện pháp
tự vệ với một sản phẩm nhập khẩu từ một nước đang phát triển nếu tỷ trọng nhập
khẩu của nước đang phát triển đó chiếm trên 3% tổng hàng hóa bị điều tra nhập
khẩu vào nước nhập khẩu đó, hoặc nếu tổng thị phần nhập khẩu của các nước
đang phát triển có thị phần dưới 3% đó lớn hơn 9% tổng nhập khẩu hàng hóa liên
quan vào nước nhập khẩu.
2. Một số khuyến nghị
Thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ các doanh nghiệp ứng phó với các vụ kiện phòng
vệ thương mại của nước ngoài, Cục PVTM xin thông báo tới Hiệp hội và trân
trọng đề nghị quý Hiệp hội hỗ trợ Cục gửi thông tin tới các doanh nghiệp xuất
khẩu sản phẩm liên quan sang Philippines như sau:
– Rà soát tình hình xuất khẩu các sản phẩm bị điều tra sang Philippines;
– Gửi bình luận, chứng cứ (nếu có) về DTI đúng hạn;
– Hợp tác toàn diện với DTI trong suốt quá trình vụ việc diễn ra.
– Thường xuyên liên hệ và phối hợp chặt chẽ với Cục PVTM và các hiệp
hội liên quan để nhận được thông tin và sự hỗ trợ kịp thời.
Thông tin chi tiết xin liên hệ: Phòng Xử lý phòng vệ thương mại nước
ngoài, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương – 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm,
Hà Nội. Điện thoại: 024.7303.7898 (máy lẻ 127) – Chuyên viên phụ trách:
Nguyễn Thị Thúy. Di động: 0904.545.869. Email: thuyngth@moit.gov.vn;
ducpg@moit.gov.vn./.
Xem thêm ...
- Tình hình thị trường thép Việt Nam tháng 10/2024 và 10 tháng đầu năm 2024 22/11/2024
- Diễn đàn Văn hóa với Doanh nghiệp năm 2024 07/11/2024
- Xét chọn khen thưởng trong công tác hoạt động xuất khẩu năm 2023 29/10/2024
- 8 doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Thép Việt Nam kiến nghị về tình trạng vi phạm chất lượng ống thép 02/10/2024
- Phôi thép châu Á giữ giá trong bối cảnh giá chào hàng ổn định 14/08/2024