Thương mại thép nội khối ASEAN trong năm 2015
Thương mại thép nội khối ASEAN tiếp tục giảm, giảm từ thị phần 6% tổng nhập khẩu thép trong khu vực vào năm 2014 xuống còn 5% trong năm 2015. Phần lớn các giáo dịch thép trong khu vực là thép tấm và khối lượng giảm nhẹ 2% trong năm 2015 so với năm trước. […]
Thương mại thép nội khối ASEAN tiếp tục giảm, giảm từ thị phần 6% tổng nhập khẩu thép trong khu vực vào năm 2014 xuống còn 5% trong năm 2015. Phần lớn các giáo dịch thép trong khu vực là thép tấm và khối lượng giảm nhẹ 2% trong năm 2015 so với năm trước. Giao dịch thép dài trong khu vực chiếm khoảng 1/3 tổng lượng nhập khẩu và khối lượng giảm 8% trong năm 2015 so với năm trước.
Nhập khẩu thép thành phẩm của Indonesia từ ASEAN giảm từ 1 triệu tấn trong năm 2014 xuống 964.000 tấn trong năm 2015. Nhập khẩu thép dài của Indonesia từ ASEAN giảm đáng kể, khoảng 19% so với cùng kỳ, đạt khoảng 200.000 tấn trong năm 2015. Điều này chủ yếu là do sự sụt giảm đáng kể trong nhập khẩu thép cuộn từ Malaysia.
Nhập khẩu tấm cán nóng từ ASEAN vào Indonesia đã giảm gần 40% so với năm trước đạt 55.000 tấn trong năm 2015. Phần lớn nhập khẩu là từ Singapore, về cơ bản qua hình thức tái xuất khẩu từ các nước khác. Nhập khẩu HRC từ ASEAN không đáng kể và khối lượng giảm 17% trong năm 2015 so với 2014. Mặt khác, nhập khẩu tôn mạ phủ từ các nước ASEAN tăng 15% đạt gần 500.000 tấn trong năm 2015. Nguồn chính của nhập khẩu này là Việt Nam.
Nhập khẩu thép thành phẩm của Malaysia từ khu vực này giảm 15% so với năm trước đạt 600.000 tấn trong năm 2015. Tuy nhiên, nhập khẩu thép dài từ ASEAN vào Malaysia trong năm 2015 tăng 9% so với cùng kỳ. Điều này chủ yếu là do sự tăng đáng kể nhập khẩu thép thanh và thép cuộn từ khu vực trong khi nhập khẩu thép hình giảm 20% so với cùng kỳ.
Nhập khẩu tấm cán nóng từ khu vực vào Malaysia giảm từ gần 100.000 tấn trong năm 2014 xuống chỉ còn 17.000 tấn trong năm 2015. Điều này chủ yếu là do sự sụt giảm mạnh nhập khẩu từ Indonesia. Đối với khu vực, Việt Nam là nguồn chủ yếu nhập khẩu đối với Malaysia nhưng khối lượng giảm 21% so với cùng kỳ đạt 121.000 tấn trong năm 2015. Mặt khác, tôn mạ phủ nhập khẩu từ ASEAN vào Malaysia tăng mức độ trung bình 6% so với năm trước. Chủ yếu là do nhập khẩu từ Việt Nam tăng.
Nhập khẩu thép thành phẩm từ ASEAN vào Singapore trong năm 2015 giảm 8-9% so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu thép dài từ ASEAN giảm 21%. Đây là kết quả của sự sụt giảm mạnh nhập khẩu thép hình từ Thái Lan. Singapore nhập khẩu thép dẹt từ ASEAN không đáng kể, tăng nhẹ 2-3% so với năm 2014.
Việt Nam nhập khẩu thép thành phẩm từ ASEAN không đáng kể. Khối lượng nhập khẩu trong năm 2015 giảm 9% đạt 154.000 tấn. Nhập khẩu cả thép dài và thép dẹt đều chỉ dưới 100.000 tấn mỗi loại, giảm nhẹ so với năm 2014.
Mặt khác, nhập khẩu thép thành phẩm từ ASEAN vào Philippines và Thái Lan tăng đáng kể, hơn 20% vào năm 2015 so với năm trước. Philippines nhập khẩu thép dài từ ASEAN tăng 9% so với cùng kỳ năm 2014 đạt 50.000 tấn trong năm 2015. Phần lớn nhập khẩu là thép hình và nguồn chính là từ Thái Lan. Nhập khẩu thép dẹt từ ASEAN tăng mạnh hơn 40% đạt gần 40.000 tấn trong năm 2015, chủ yếu bao gồm nhập khẩu tấm từ Indonesia.
Thái Lan nhập khẩu thép dài không nhiều, khoảng 60.000 tấn, giảm 6% so với cùng kỳ năm 2014. Nhập khẩu thép dẹt từ ASEAN đạt gần 400.000 tấn, tăng đáng kể 34% vào năm 2015. Khoảng một nửa số nhập khẩu là nhập khẩu tôn mạ phủ từ Việt Nam.
(Seaisi.org 5/5/2016)
Xem thêm ...
- Tổng quan thị trường thép toàn cầu – tháng 11/2024 16/12/2024
- Giá phôi thép châu Á giảm do giá chào hàng cạnh tranh, nhu cầu suy yếu 28/11/2024
- Giá phôi thép Đường Sơn tăng 7 đô la/tấn so với tuần trước 26/11/2024
- Thị trường phôi thép nhập khẩu Đông Nam Á suy yếu 22/11/2024
- Tổng quan thị trường thép toàn cầu – tháng 10/2024 21/11/2024