Tình hình thị trường thép Việt Nam tháng 10/2019 và 10 tháng đầu năm 2019
Nhìn chung, thị trường thép trong nước 10 tháng 2019 tương đối ổn định với mức tăng trưởng sản xuất và bán hàng thép lần lượt đạt 4,6% và 6,0% so với cùng kỳ năm 2018.
Tình hình thị trường nguyên liệu sản xuất thép:
- Quặng sắt loại 62%Fe: Giá quặng sắt ngày 08/11/2019 giao dịch ở mức 82-83 USD/Tấn CFR cảng Thiên Tân, Trung Quốc, giảm khoảng 10 USD/tấn so với đầu tháng 10/2019.
- Than mỡ luyện coke: Giá than mỡ luyện cốc, xuất khẩu tại cảng Úc (giá FOB) ngày 08/11/2019: Hard coking coal: khoảng 121USD/tấn, giảm 9-10 USD/tấn so với đầu tháng 9/2019
- Thép phế liệu: Giá thép phế HMS ½ 80:20 nhập khẩu cảng Đông Á ở mức 265-270 USD/tấn CFR Đông Á ngày 8/11/2019. Mức giá tăng so với hồi đầu tháng 10/2019 là 10-15 USD/tấn. Tại các thị trường khu vực Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ, giá thép phế đều có xu hướng tăng nhẹ sau khi chạm đáy hồi tháng 9/19 kể từ tháng 10/2018.
- Điện cực graphite: Giá than điện cực hiện nay trung bình là khoảng 2.000-2.300USD/tấn FOB Trung Quốc (loại nhỏ). Hai nhà sản xuất lớn nhất ở Trung Quốc, Fangda Group và Sinosteel Jilin Carbon. Khoảng 70% sản lượng của Trung Quốc được tiêu thụ trong nước và 30% được xuất khẩu.
- Cuộn cán nóng HRC: Giá HRC ngày 08/11/2019 ở mức 438-440 USD/T, CFR cảng Đông Á, giảmkhoảng 10-12 USD/tấn với ngày 8/10/2019. So với đầu năm 2019, mức giá hiện tại giảm khoảng 80 USD/tấn. Trong khoảng 2 năm trở lại đây, mức giá đạt cao nhất được ghi nhận là ~620 USD/Tấn vào hồi đầu tháng 3/2018.
Tình hình sản xuất – bán hàng các sản phẩm thép:
Tháng 10/2019:
-Sản xuất đạt 2.140.557 tấn, tăng 8,42% so với tháng trước, nhưng giảm 3,5% so với cùng kỳ 2018.
-Bán hàng đạt 1.861.135 tấn, tăng 2,95% so với tháng trước, nhưng giảm 3,3% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, xuất khẩu thép đạt 343.154 tấn, giảm 5,91% so với tháng 9/2019 và giảm 22% so với cùng kỳ năm 2018.
Nếu loại trừ tăng trưởng của thép cuộn cán nóng thì tốc độ tăng trưởng sản xuất và bán hàng các sản phẩm thép đều giảm lần lượt 5% và 4% so với cùng kỳ năm 2018.
10 tháng 2019:
-Sản xuất thép các loại đạt hơn 20,976 triệu tấn, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2018.
-Bán hàng thép các loại đạt 19,168 triệu tấn, tăng 6,0% so với 10 tháng đầu năm 2018.
-Xuất khẩu thép các loại đạt 3,889 triệu tấn, giảm 0,6% so với cùng kỳ 2018.
Tình hình xuất nhập khẩu các sản phẩm thép tháng 8/2019:
- Tình hình nhập khẩu:-Tính đến hết 30/09/2019, nhập khẩu sắt thép thành phẩm và bán thành phẩm các loại đạt hơn 12 triệu tấn. Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt hơn 8,2 tỷ USD trong 9 tháng năm 2019.
-Nhập khẩu thép thành phẩm các loại là 11,8 triệu tấn trong 9 tháng đầu năm 2019, trong đó nhập khẩu một số sản phẩm thép tăng cao so với cùng kỳ như:
+ Thép hình: 304.358 tấn, tăng 50,2% về sản lượng, nhưng giảm 4% về trị giá.
+ Các sản phẩm Thép cán nguội: 662.509 tấn, tăng 18%;
– Top 5 các quốc gia cung cấp thép cho Việt Nam lần lượt là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Ấn Độ
- Tình hình xuất khẩu:-Tính đến 30/9/2019, Việt Nam xuất khẩu hơn 5,95 triệu tấn thép thành phẩm và bán thành phẩm, tăng 3,9% về lượng so với cùng kỳ năm 2018.
-Tổng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2019 đạt hơn 3,9tỷ USD, giảm 8% về trị giá xuất khẩu.
-Một số sản phẩm thép có tăng trưởng xuất khẩu tốt như thép xây dựng (thanh, cuộn và hình). Bên cạnh đó, xuất khẩu một số sản phẩm thép của Việt Nam lại giảm như:
+ Tôn mạ KL&SPM: giảm 22,5%;
+ Thép cuộn cán nguội: giảm 29%;
Xem thêm ...
- 8 doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Thép Việt Nam kiến nghị về tình trạng vi phạm chất lượng ống thép 02/10/2024
- Phôi thép châu Á giữ giá trong bối cảnh giá chào hàng ổn định 14/08/2024
- Tình hình thị trường thép Việt Nam tháng 7/2024 và 7 tháng đầu năm 2024 09/08/2024
- Bộ Công Thương quyết định điều tra chống bán phá giá thép cán nóng nhập khẩu từ Ấn Độ và Trung Quốc 30/07/2024
- Bộ Công Thương tổ chức phiên tham vấn công khai vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm cáp thép dự ứng lực từ Ma-lai-xi-a, Vương quốc Thái Lan và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (mã số vụ việc: AD17) 25/07/2024