Tình hình thị trường thép Việt Nam tháng 12/2017 và năm 2017



Tình hình thị trường nguyên liệu sản xuất thép: Quặng sắt loại 62%Fe: Giá quặng sắt tháng ngày 5/1/2018 ở mức 74-76 USD/Tấn CFR cảng Thiên Tân, Trung Quốc, tăng 7-10 USD/Tấn so với hồi đầu tháng 12/2017. Sau khi tăng cao đạt 85 USD/T hồi tháng 1/2017, giá giảm trong Quý I và bắt đầu hồi […]

Tình hình thị trường nguyên liệu sản xuất thép:

  • Quặng sắt loại 62%Fe: Giá quặng sắt tháng ngày 5/1/2018 ở mức 74-76 USD/Tấn CFR cảng Thiên Tân, Trung Quốc, tăng 7-10 USD/Tấn so với hồi đầu tháng 12/2017. Sau khi tăng cao đạt 85 USD/T hồi tháng 1/2017, giá giảm trong Quý I và bắt đầu hồi phục trong Quý II và tăng tiếp vào đầu Quý IV.
  • Than mỡ luyện coke: Giá than mỡ luyện cốc, nhập khẩu tại cảng Jingtang (giá CFR)  cuối tháng 12/2017:- Premium hard coking coal: 211 US$ /tấn, tăng 10 USD/T so với đầu tháng
    – Hard JM25 coking coal: 191 US$/tấn, tăng 11,9 USD/T so với đầu tháng
    So với đầu năm 2017, giá than mỡ tăng khoảng 50- 60 USD/Tấn.
  • Thép phế liệuGiá phế liệu HMS ½ 80:20 nhập khẩu cảng Đông Á ở mức 390 USD/tấn CFR Đông Á ngày 7/1/2018. Mức giá này tăng 30-35 USD/tấn so với hồi đầu tháng 12/2017. So với đầu năm 2017, giá thép phế đã tăng khoảng 120-130 USD/Tấn
  • Điện cực graphite: Đây được coi là nhân tố gây bất ổn thị trường thép trong một thời gian dài của năm 2017 khi xuất hiện những thông tin khan hiếm về nguồn cung vào khoảng đầu quý II/2017 đẩy mức giá từ 5.000-6.000 USD/Tấn lên tới 25.000 -30.000 USD/T vào giữa Quý III.Cho đến giữa quý IV, khả năng nguồn cung sẽ được cải thiện bởi các nhà cung cấp than điện cực của Thổ Nhĩ Kỳ và mức giá giảm còn khoảng 10.000-13.000 USD/Tấn.
  • Thép cuộn cán nóng (HRC): Giá HRC đầu tháng 1/2018 ở mức 581-583 USD/T, tăng khoảng 20 USD/T so với đầu tháng 12/2017. So với hồi đầu năm 2017, giá HRC đã tăng 90-100 USD/Tấn.

Tình hình sản xuất – bán hàng các sản phẩm thép:

Tháng 12/2017:

Sản xuất sản phẩm thép các loại đạt 1.983.791 tấn, tăng 8,06% so với tháng trước, tăng 26,8 % so với cùng kỳ 2016; Bán hàng thép các loại trong nước đạt 1.867.612 tấn, tăng lần lượt 7,85% và 25,2% so với tháng 11/2017 và cùng kỳ năm trước.

Cả năm 2017

  • Sản xuất thép các thành viên VSA tăng trưởng khá so với cùng kỳ, đạt 21,062 triệu tấn, tăng 24,3% so với năm 2016.
  • Bán hàng thép các loại đạt gần 18 triệu tấn, tăng 20,7% so với năm trước.
  • Xuất khẩu thép các thành viên VSA đạt hơn 3,75 triệu tấn, tăng hơn 34% so với năm 2016. Đáng kể đến là xuất khẩu thép xây dựng đạt hơn 1 triệu tấn, tăng 62% so với cùng kỳ. Từ nước nhập khẩu phôi thép, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 300.000 tấn phôi trong năm 2017.
  • Nhập khẩu thép các loại của Việt Nam năm 2017 giảm ~14% so với cùng kỳ 2016.

Tình hình xuất nhập khẩu các sản phẩm thép 11 tháng năm 2017:

  • Tình hình nhập khẩu:  Tính đến hết tháng 30/11/2017, nhập khẩu thép các loại đạt hơn 18,2 triệu tấn, với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt hơn 9,63 tỷ USD, giảm 14% về lượng, nhưng tăng 15% về giá trị.  Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chính, với lượng nhập khẩu hơn 6,5 triệu tấn thép, giảm 33% về lượng nhưng chỉ giảm 5% về trị giá; Tỷ trọng thép nhập khẩu từ quốc gia này chiếm tới ~47% tổng lượng thép thành phẩm nhập khẩu, giảm 2-3% về tỷ trọng nhập khẩu thép của Việt Nam từ quốc gia này so với các năm trước.
                                                       Tình hình nhập khẩu các sản phẩm thép 11 tháng năm 2017
  • Tình hình xuất khẩu: Tính đến hết tháng 11/2017, xuất khẩu thép thành phẩm đạt hơn 4,3 triệu tấn, với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt gần 3 t USD, tăng 33% về lượng, và tăng 56% về giá trị.- ASEAN vẫn là thị trường xuất khẩu chính, với lượng xuất khẩu hơn 2,4 triệu tấn thép, chiếm tới 58,6% tổng lượng thép thành phẩm xuất khẩu. Năm 2017, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 300.000 tấn phôi thép, trong khi từng là quốc gia nhập khẩu gần 2 triệu tấn phôi vào năm 2015.

 

(Trích Bản tin Hiệp hội Thép tháng 1/2018)

Xem thêm ...