Tình hình thị trường thép Việt Nam tháng 2/2025 và 2 tháng đầu năm 2025
Triển vọng thị trường thép bước vào những ngày đầu năm 2025 chưa có dấu hiệu tích cực chắc chắn. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 02/2025 ước tính giảm 2,2% so với tháng trước; tăng 17,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung hai tháng đầu năm 2025, IIP tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2024 tăng 6,5%).
Tình hình thị trường nguyên liệu sản xuất thép:
- Quặng sắt loại 62%Fe: Giá quặng sắt bình quân tháng 2/2025 ở mức 106,9 USD/tấn, giảm 14,4% so với cùng kỳ năm 2024 nhưng tăng 4,9% so với tháng trước đó. Giá quặng sắt loại (62% Fe) ngày 6/3/2025 giao dịch ở mức 101,3 USD/Tấn CFR cảng Thiên Tân, Trung Quốc, giảm 5,2USD so với thời điểm đầu tháng 2/2025.
- Than mỡ luyện cốc: Giá giao dịch bình quân tháng 2/2025 ở mức 188,2 USD/tấn, giảm 2,1% so với tháng trước và giảm mạnh 40,3% so với cùng kỳ 2024. Giá than mỡ PVL FOB Úc ngày 6/3/2025 giao dịch ở mức khoảng 183 USD/tấn FOB, giảm 4 USD/tấn so với mức giá giao dịch đầu tháng 2/2025.
- Thép phế liệu: Giá thép phế liệu giao dịch cảng Đông Á ngày 6/3/2025 ở mức 340 USD/tấn, giảm 3 USD/tấn so với mức giá giao dịch đầu tháng 2/2025.
- Điện cực graphite: Trong tháng 1/2025, giá than điện cực loại UHP450 Trung Quốc giữ mức ổn định, giữ mức khoảng 14.620-14.650 nhân dân tệ/tấn.
- Cuộn cán nóng HRC: Giá HRC ngày 6/3/2025 ở mức 495 USD/Tấn, CFR Việt Nam, tăng 14 USD/tấn so với giá giao dịch đầu tháng 2/2025, nhưng vẫn giảm đáng kể so với đầu năm 2024. Giá HRC bình quân tháng 2/2025 là 484,3 USD/tấn, giảm 18,7% so với cùng kỳ năm 2024 nhưng tăng 1% so với tháng trước.
Tình hình sản xuất – bán hàng các sản phẩm thép:
Tháng 2/2025:
Nhìn chung, xu hướng sản xuất- bán hàng tháng 2/25 có xu hướng tăng sau đợt nghỉ Tết Âm lịch, các nhà thương mại quay trở lại nhập hàng phục vụ cho thị trường.
- Sản xuất thép thô đạt 1,79 triệu tấn, tăng 6,5%so với tháng trước và tăng 9,1% so với cùng kỳ tháng 2/2025.
- Sản xuất thép thành phẩm các loại đạt 2,152 triệu tấn, giảm 6,25% so với tháng 1/2025 (sản xuất ống thép có mức tăng cao 16,47%, cuộn cán nguội 7,36%, còn lại thép xây dựng, cuộn cán nóng và tôn mạ ghi nhận mức giảm); và xấp xỉ mức cùng kì năm 2024 (sản xuất thép CRC có mức tăng cao nhất 52%, tiếp đến là ống thép 22,1%, tôn mạ kim loại & sơn phủ màu tăng 5,8% trong khi HRC giảm 15,3% và thép xây dựng giảm 5,7%).
- Bán hàng thép thành phẩm đạt 2,4 triệu tấn, tăng 16,63% so với tháng 1/2025 (tăng ở tất cả các mặt hàng trừ thép cuộn cán nóng giảm 10,06%) và tăng 29,8% so với cùng kỳ năm ngoái (tăng ở tất cả các mặt hàng, ngoại trừ thép cuộn cán nóng giảm 12,3%), trong đó xuất khẩu thép thành phẩm các loại trong tháng 2/2025 đạt hơn 455 ngàn tấn, giảm 4,22% so với tháng trước nhưng giảm 37,5% so với cùng kỳ 2024 (tăng trưởng xuất khẩu đối với ống thép là 30,5%, thép xây dựng 10,8% và cuộn cán nguội CRC 4,8%, còn giảm ở HRC và tôn mạ KL&SPM).
Tính chung 2 tháng đầu năm 2025
- Sản xuất thép thô đạt 475.801 tấn, tăng nhẹ 0,1% so với cùng kỳ tháng 2/2025.
- Sản xuất thép thành phẩm các loại đạt 4,45 triệu tấn, giảm 5,2% so với cùng kỳ năm 2024 (ghi nhận mức tăng cuộn cán nguội 20,3%, ống thép và tôn mạ 1,4-1,6%, còn giảm ở các mặt hàng cuộn cán nóng và thép xây dựng, và các mặt hàng thép cuộn cán nóng, thép xây dựng giảm).
- Bán hàng thép thành phẩm đạt 4,479 triệu tấn, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm ngoái (ghi nhận mức tăng ở mặt hàng thép xây dựng 11,5%, thép cán nguội 34,5% và ống thép 16,8% còn giảm ở cuộn cán nóng và tôn mạ KL&SPM); trong đó xuất khẩu thép thành phẩm các loại đạt hơn 941 ngàn tấn, giảm 39,3% so với cùng kỳ 2024 (tăng trưởng xuất khẩu đối với thép cán nguội CRC 75%, ống thép là 19,9% còn các mặt hàng thép khác đều giảm).
Tình hình xuất nhập khẩu các sản phẩm thép:
Tình hình nhập khẩu:
- Tháng 1/2025, Việt Nam đã nhập khẩu khoảng 950 ngàn tấn thép, giảm 38,89% so với tháng 12/2024 và giảm 36,18% so với cùng kỳ năm trước về lượng nhập khẩu. Giá trị nhập khẩu đạt hơn 691 triệu USD giảm 36,03% so với tháng trước và giảm 34,78% so với cùng kỳ năm 2024.
- Các quốc gia cung cấp thép chính cho Việt Nam trong tháng 1/2025 bao gồm: Trung Quốc (56,56%), Nhật Bản (16,21%), Hàn Quốc (10,88%), ASEAN (8,57%) và Đài Loan (6,64%).
Tình hình xuất khẩu:
- Tháng 1/2025, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 919 ngàn tấn thép tăng 26,48% so với tháng 12/2024 nhưng giảm 20,7% so với cùng kỳ năm trước về lượng xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu đạt hơn 611 triệu USD tăng 14,74% so với tháng trước nhưng giảm 25,72% so với cùng kỳ năm 2024.
- Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong tháng 1/2025 là: khu vực ASEAN (27,91%), khu vực EU (20,98%), Hoa Kỳ (14,13%), Đài Loan (5,24%) và Australia (4,95%).
(Trích Bản tin Hiệp hội Thép tháng 3/2025)
Xem thêm ...
- Ấn Độ ban hành Kết luận sơ bộ vụ việc điều tra tự vệ đối với mặt hàng thép cán phẳng hợp kim và không hợp kim nhập khẩu 24/03/2025
- Thái Lan khởi xướng rà soát cuối kỳ lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng ống, ống dẫn bằng sắt hoặc thép có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam 03/03/2025
- Hiệp hội Thép Việt Nam tăng cường kết nối các doanh nghiệp thép với các tập đoàn xây dựng hạ tầng giao thông khu vực phía Nam 28/02/2025
- Bộ Công Thương áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 24/02/2025
- Tình hình thị trường thép Việt Nam tháng 1/2025 18/02/2025