Tổng quan về tiêu thụ thép dài tại ASEAN-6 năm 2022
Nhu cầu thép dài ở ASEAN-6 năm 2022 tăng 2,4% so với năm trước đạt 36,7 triệu tấn. Tuy nhiên, mức này vẫn thấp hơn mức trước đại dịch. Sản lượng giữ ổn định với mức tăng 1% so với năm 2021 đạt 34 triệu tấn. Nhập khẩu tăng 3,4% so với cùng kỳ đạt 10,7 triệu tấn và xuất khẩu giảm 200 nghìn tấn xuống 8 triệu tấn trong cùng kỳ.
Nhu cầu thép dài của Indonesia tăng nhẹ, ở mức 2,2% so với năm trước đạt 7,4 triệu tấn năm 2022. Sản lượng chỉ tăng 0,5% so với năm trước đạt 6,6 triệu tấn trong khi nhập khẩu tăng 1 triệu tấn lên 1,6 triệu tấn. Xuất khẩu giảm vừa phải xuống còn 856.635 tấn trong cùng kỳ.
Trong số sáu quốc gia ASEAN, nhu cầu thép dài của Malaysia có tốc độ tăng trưởng cao nhất là 21% so với năm trước, từ 3,3 triệu tấn lên 4 triệu tấn năm 2022. Sản lượng thép dài tăng 11,5% đạt 6 triệu tấn. Hơn một nửa sản lượng được phục vụ cho thị trường xuất khẩu. Xuất khẩu vẫn đáng kể kể từ năm 2020. Tuy nhiên, khối lượng giảm khoảng 100.000 tấn xuống còn 3,5 triệu tấn năm 2022. Nhập khẩu giảm nhẹ 1% so với cùng kỳ, duy trì ở mức 1,5 triệu tấn.
Nhu cầu thép dài của Philippines tiếp tục tăng sau đại dịch. Khối lượng tăng 2% so với năm trước đạt 6,3 triệu tấn năm 2022. Nguồn cung trong nước tăng nhẹ 0,7% so với cùng kỳ ở mức 4,1 triệu tấn. Nhập khẩu tăng 6,8% lên 2,2 triệu tấn đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Tăng trưởng nhu cầu thép dài tuy tiếp tục tăng nhưng chưa cao như kỳ vọng. Điều này có thể là do việc mở rộng cơ sở hạ tầng chưa đủ nhanh, do áp lực lạm phát gia tăng và tốc độ phát triển của ngành xây dựng chậm hơn dự kiến.
Nhu cầu thép dài của Singapore tiếp tục tăng đáng kể, ở mức 7,4% so với năm trước đạt 1,9 triệu tấn năm 2022, sau khi nhu cầu thép dài tăng vọt trong năm 2021. Tuy nhiên, nhu cầu chủ yếu được cung cấp bởi hàng nhập khẩu, tiếp tục tăng đáng kể, ở mức 9% so với năm trước đạt 3,2 triệu tấn năm 2022. Xuất khẩu tăng từ 506.075 tấn năm 2021 lên 588.547 tấn năm 2022.
Thái Lan là quốc gia duy nhất trong khu vực có nhu cầu thép dài giảm trong năm 2022. Tổng nhu cầu giảm 6,2% so với năm trước xuống còn 5,9 triệu tấn. Điều này là do hoạt động xây dựng chậm lại trong năm 2022 cũng như hoạt động giải phóng hàng tồn kho. Sản lượng giảm 1,5% so với năm trước đạt 4,6 triệu tấn. Nhập khẩu giảm 5% còn 2,1 triệu tấn tức giảm khoảng 100.000 tấn. Mặt khác, xuất khẩu tăng 300.000 tấn lên 860.659 tấn năm 2022.
Nhu cầu thép dài của Việt Nam phục hồi sau đợt suy giảm trong năm 2021 và tăng nhẹ 1,4% đạt 11,2 triệu tấn năm 2022. Đây có thể là kết quả của ngành xây dựng mạnh hơn trong năm 2022, đặc biệt là trong nửa cuối năm 2022. Sản xuất giảm nhẹ 1,9% so với năm trước đạt 12,1 triệu tấn. Nhập khẩu vẫn ổn định với mức tăng 0,9% so với cùng kỳ lên 1,4 triệu tấn. Mặt khác, xuất khẩu giảm 14,2% so với cùng kỳ xuống 2,3 triệu tấn năm 2022.
(Seaisi 11/2023)
Xem thêm ...
- Tổng quan thị trường thép toàn cầu – tháng 11/2024 16/12/2024
- Giá phôi thép châu Á giảm do giá chào hàng cạnh tranh, nhu cầu suy yếu 28/11/2024
- Giá phôi thép Đường Sơn tăng 7 đô la/tấn so với tuần trước 26/11/2024
- Thị trường phôi thép nhập khẩu Đông Nam Á suy yếu 22/11/2024
- Tổng quan thị trường thép toàn cầu – tháng 10/2024 21/11/2024