Triển vọng về quặng sắt & thép phế liệu ASEAN



Ngành thép ASEAN vẫn phải phụ thuộc gần như hoàn toàn vào nhập khẩu quặng sắt và phế liệu. Malaysia, Việt Nam và Indonesia là những nước nhập khẩu quặng sắt lớn trong khu vực.

Các cơ sở sản xuất thép ASEAN chủ yếu sử dụng công nghệ EAF. Tuy nhiên, những phát triển gần đây và đầu tư mới trong khu vực đã dẫn đến nhiều cơ sở thép tích hợp hơn (luyện gang và thép), dưới dạng lò cao và lò thổi ô  xy (BF / BOF).

Tổng công suất BF/BOF trong khu vực tăng gấp đôi về sản lượng từ 15 triệu tấn năm 2018 lên gần 30 triệu tấn năm 2020 trong khi công suất EAF tăng dần lên trên 70 triệu tấn trong cùng năm. Do đó, nhu cầu về quặng sắt đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây, trong khi nhu cầu phế liệu hầu như không đổi.

Với khoản đầu tư mới, dự báo sẽ có thêm công suất BF/BOF mới là 90 triệu tấn nữa, nếu tất cả các dự án đã lên kế hoạch đi vào hoạt động. Do đó, nhu cầu về quặng sắt ở ASEAN dự kiến sẽ tăng đáng kể ở ASEAN trong tương lai.

Ngành thép ASEAN vẫn phải phụ thuộc gần như hoàn toàn vào nhập khẩu quặng sắt và phế liệu. Malaysia, Việt Nam và Indonesia là những nước nhập khẩu quặng sắt lớn trong khu vực. Nhập khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng từ 1,9 triệu tấn năm 2016 lên trên 50 triệu tấn năm 2021. Hầu hết nhập khẩu vào ASEAN đến từ Brazil (46%), Úc (34%) và Malaysia (10%).

Nhập khẩu quặng sắt của Malaysia vẫn đáng kể trong 5 năm qua ở mức trên 20 triệu tấn mỗi năm. Tuy nhiên, Malaysia cũng là nước xuất khẩu quặng sắt lớn. Điều đó có nghĩa là Malaysia là điểm trung chuyển để phân phối lại quặng sắt vào khu vực ASEAN.

Ngoài Malaysia, các nước xuất khẩu quặng sắt lớn khác trong khu vực bao gồm Indonesia và Myanmar. Các thị trường xuất khẩu chính đối với quặng sắt ASEAN là Trung Quốc (71%), Việt Nam (23%) và Indonesia (13%).

Do hầu hết các cơ sở sản xuất thép của ASEAN là EAF, phế liệu là nguyên liệu thô rất quan trọng trong khu vực này. Nhu cầu phế liệu trong khu vực đạt mức cao 39 triệu tấn vào năm 2021. Indonesia và Việt Nam có nhu cầu phế liệu lớn nhất trong khu vực. Nhu cầu phế liệu của Indonesia tăng đáng kể từ 9,3 triệu tấn năm 2019 lên 14,2 triệu tấn năm 2020 và 16,3 triệu tấn năm 2021.

Nhu cầu phế liệu của Việt Nam vẫn ở mức khoảng 10-11 triệu tấn/năm trong vài năm qua, trái ngược với sự gia tăng nhanh chóng nhu cầu quặng sắt trong cùng thời kỳ. Nhu cầu phế liệu của Thái Lan đã giảm từ 6-7 triệu tấn mỗi năm xuống còn 4-5 triệu tấn mỗi năm trong năm 2019 và 2020 trong thời kỳ đại dịch. Nhu cầu phế liệu tăng trở lại mức trước đại dịch ở mức 6 triệu tấn trong năm 2021. Trong khi đó, nhu cầu phế liệu ở Malaysia và Philippines lần lượt ở mức thấp là 3,5 triệu tấn và 1,5 triệu tấn trong năm 2021.

Nhiều nước trong khối ASEAN-6 vẫn phải phụ thuộc vào phế liệu nhập khẩu, ngoại trừ Philippines và Singapore. Việt Nam là quốc gia nhập khẩu phế liệu lớn nhất trong khu vực, ở mức 5,4 triệu tấn năm 2021. Nhập khẩu của Indonesia giảm từ 2,6 triệu tấn trong năm 2019 xuống 1,4-1,5 triệu tấn năm 2020 và 2021. Sự chậm lại có thể bị ảnh hưởng nhiều bởi đại dịch. Chính phủ Indonesia đã đưa ra các chính sách nhập khẩu phế liệu mới để giảm bớt các hạn chế nhập khẩu và kiểm soát tạp chất kim loại ở mức 2% để dễ nhập khẩu cũng như tránh chất thải nguy hại. Malaysia và Thái Lan nhập khẩu khoảng 1-2 triệu tấn/năm.

Philippines và Singapore là hai quốc gia duy nhất là nước xuất khẩu phế liệu lớn, với lượng xuất khẩu gần một triệu tấn mỗi năm.

(Seaisi 6/2022)

Xem thêm ...