Vụ Mỹ áp thuế khủng 465% lên thép Việt Nam: Doanh nghiệp nên làm gì?



Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) khuyến cáo các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách áp dụng công nghệ hiện đại, tiết kiệm chi phí; chủ động sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước, hoặc mua nguyên liệu từ các quốc gia khác như Nhật Bản, Brazil, Áo, Bỉ,... để sản xuất ra các sản phẩm thép xuất khẩu mặt hàng sang Mỹ, nhằm giảm thiểu các rủi ro.

Mới đây, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) thông báo Kết luận cuối cùng vụ việc điều tra lẩn tránh biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp với thép cán nguội (CRS) và thép chống ăn mòn (CORE) của Việt Nam có nguyên liệu đầu vào từ Hàn Quốc và Đài Loan-Trung Quốc (Đài Loan).

Với kết luận này, những lô hàng thép CRS và CORE xuất khẩu từ Việt Nam không chứng minh được xuất xứ của nguyên liệu thép cán nóng bị áp mức thuế lên đến 456%. Trong trường hợp doanh nghiệp chứng minh nguyên liệu cán nóng nhập khẩu từ Hàn Quốc hoặc Đài Loan sẽ bị áp thuế tương ứng của Hàn Quốc (29,4% với thép CORE; 24,2% với thép CRS) và Đài Loan (10,34% với thép CRS).

Như vậy, nếu các doanh nghiệp chứng minh được nguyên liệu sản xuất là của Việt Nam hoặc các nước/vùng lãnh thổ ngoài 03 nguồn trên sẽ không bị áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế (tức là không phải nộp thuế).

Ngay sau khi được công bố nhiều ý kiến cho rằng quyết định này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động xuất khẩu thép của Việt Nam.

Trước vấn đề này, Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) cho biết, ngay từ khi Mỹ bắt đầu ra Quyết định khởi xướng điều tra (tháng 8/2018), VSA đã phối hợp cùng với Cơ quan Nhà nước, làm việc với luật sư tại Mỹ, luật sư tại Việt Nam và các doanh nghiệp xuất khẩu để làm rõ thông tin, đề nghị ngành sản xuất trong nước phối hợp đầy đủ với cơ quan điều tra của Mỹ.

Bên cạnh đó, Hiệp hội cũng kiến nghị Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) trao đổi trực tiếp, đề nghị DOC xem xét tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia cung cấp thông tin, mở rộng diện cho phép doanh nghiệp tự chứng nhận nguồn gốc nguyên liệu nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của ngành sản xuất trong nước, đồng thời phối hợp với các cơ quan hữu quan của Việt Nam và Mỹ để ngăn chặn các hành vi gian lận, lẩn tránh bất hợp pháp.

Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng đã tham gia phiên điều trần do DOC tổ chức để bày tỏ quan điểm và có các cuộc họp với DOC để làm rõ đề nghị của Việt Nam.

Với việc Mỹ áp thuế khủng 456% lên thép Việt Nam, VSA cho biết, ngay khi nhận được thông tin khởi xướng điều tra thì ngành sản xuất thép trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu lớn cũng đã chủ động xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh Mỹ điều tra chống lẩn tránh, cụ thể là đã chuyển hướng sử dụng nguyên liêụ đầu vào (thép cán nóng) từ nhiều nguồn khác cũng như mua thép cán nóng sản xuất trong nước, xây dựng hệ thống quản lý để phục vụ việc tự chứng nhận. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp của Việt Nam giảm thiểu rủi ro khi xuất khẩu sang thị trường này và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.

Trước tình hình này, Hiệp hội khuyến cáo các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách áp dụng công nghệ hiện đại, tiết kiệm chi phí; chủ động sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước, hoặc mua nguyên liệu từ các quốc gia khác như Nhật Bản, Brazil, Áo, Bỉ,… để sản xuất ra các sản phẩm thép xuất khẩu mặt hàng sang Mỹ, nhằm giảm thiểu các rủi ro. Đồng thời, các doanh nghiệp cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội và bạn hàng đối tác nước ngoài; tiếp tục và hợp tác cung cấp thông tin với phía DOC,…

Vụ Mỹ áp thuế khủng 465% lên thép Việt Nam: Doanh nghiệp cần chủ động nguồn nguyên liệu - Ảnh 1.

Theo số liêụ thống kê của Trung tâm Thông tin TMCN (Bộ Công Thương) thì trong 10 tháng đầu năm 2019 giá trị ̣xuất khẩu thép CORE và CRS của Viêt Nam sang Mỹ đaṭ hơn 353 ngàn tấn với hơn 260 triêụ USD, giảm 56% về lượng và giảm 58% về trị giá xuất khẩu so với cùng kỳ 10 tháng 2018. Thi ṭrường Mỹ hiện chiếm 6,5% trong tổng lượng xuất khẩu thép của Viêṭ Nam (ASEAN vẫn là thi ̣trường xuất khẩu nhiều nhất của Việt Nam, chiếm 65%).

(Nguồn: Nhịp sống kinh tế)

Xem thêm ...

Chương trình Hội thảo và Lễ kỷ niệm “20 năm Hiệp hội Thép Việt Nam đồng hành cùng ngành thép Việt Nam – xây dựng và phát triển” Tenova nhận FAC tại Pomina Flat Steel, Việt Nam Bộ Công Thương gia hạn việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội có xuất xứ từ Trung Quốc, In-đô-nê-si-a, Ma-lay-xi-a và vùng lãnh thổ Đài Loan (Mã vụ việc ER01.AD01) Thông báo gia hạn cho nhà sản xuất trong nước, nhà nhập khẩu về thời gian nộp bản trả lời câu hỏi trong vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với thép cán nguội (AD08) Tổng quan thị trường thép toàn cầu – tháng 9/2019 Tình hình thị trường thép Việt Nam tháng 9/2019 và 9 tháng đầu năm 2019 PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHI PHÍ TUÂN THỦ THỦ TỤC HẢI QUAN Mời tham gia Hội nghị Xúc tiến Đầu tư và Thương mại Việt Nam – Campuchia Ngành thép Việt Nam với việc sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại trong tình hình mới Xác định xuất xứ hàng hóa để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương Đề nghị nộp hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với tôn màu (SG05) Tình hình thị trường thép Việt Nam tháng 8/2019 và 8 tháng đầu năm 2019 Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung: Cần biện pháp gì để ngành thép phát triển ổn định Hướng Dẫn Chi Tiết Tải Foxit Reader 12.11 Bản Full Crack Mới Nhất 2024 Miễn Phí 5++ Đơn vị thiết kế website tại Hà Nội dẫn đầu 2024