Xuất khẩu thép vào thị trường EU: Đòi hỏi cao nhất là chất lượng



Hai năm trở lại đây, xuất khẩu thép sang thị trường EU bị hạn chế bởi rào cản phòng vệ thương mại, đồng thời chịu sự cạnh tranh gay gắt... Do đó, khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực, ngành thép kỳ vọng hoạt động xuất khẩu sẽ có bước đột phá.

Cạnh tranh gay gắt

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), các năm gần đây, xuất khẩu thép vào EU chỉ chiếm trên 3% trong tổng lượng xuất khẩu của toàn ngành (năm 2019, xuất khẩu đạt 6,68 triệu tấn, tương đương 4,21 tỷ USD). Điều này cho thấy, thị trường EU chiếm rất ít trong tỷ trọng xuất khẩu sắt, thép của Việt Nam.

Lý giải nguyên nhân thép Việt chiếm thị phần thấp tại thị trường EU, ông Nghiêm Xuân Đa – Chủ tịch VSA – cho rằng, thị trường EU tương đối bão hòa với giao dịch thương mại bởi hầu hết chỉ diễn ra trong nội khối EU. Vì thế, chỉ có những quốc gia có thế mạnh như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản xuất khẩu mạnh vào EU.

Thời gian gần đây, khi chủ nghĩa bảo hộ gia tăng ở các nước trên thế giới, ở EU không ngoại lệ. Các nước EU đã áp dụng những biện pháp phòng vệ thương mại rất chặt chẽ với thép nhập khẩu, tất cả các quốc gia nhập khẩu đều phải chịu những biện pháp phòng vệ này. Đây là thách thức lớn khi ngành thép Việt gia nhập thị trường EU. “EVFTA được hai bên thông qua với những điều khoản có lợi cho các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam, mở ra cơ hội lớn cho ngành thép” – ông Đa nhận xét.

Tận dụng cơ hội từ EVFTA

EVFTA dự kiến sẽ được thực thi vào ngày 1/8, mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp (DN) thép Việt đa dạng thị trường, tăng kim ngạch xuất khẩu nhiều hơn vào EU bởi ngoài lộ trình giảm thuế, ngành thép của EU và Việt Nam có các mặt hàng xuất khẩu mang tính bổ sung và không cạnh tranh trực tiếp với nhau.

Ông Vũ Văn Thanh – Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen – cho biết, thời gian qua, Hoa Sen xuất khẩu bình quân từ 10 – 15 nghìn tấn/tháng sang EU. Khi EVFTA có hiệu lực, Hoa Sen sẽ đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu vào thị trường này.

Trước đây, Công ty TNHH Thương mại Thép Toàn Thắng chưa xuất khẩu thép sang thị trường EU. Song, với những lợi thế mà EVFTA mang lại, Thép Toàn Thắng đã có những chiến lược “tấn công” thị trường này. Theo ông Đoàn Danh Tuấn – Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Thương mại Thép Toàn Thắng, DN này có thể xuất các mặt hàng thép cắt, xẻ theo kích thước yêu cầu của đối tác tại EU.Chia sẻ kinh nghiệm tiếp cận thị trường EU, ông Vũ Văn Thanh cho hay, khó khăn lớn nhất là chất lượng sản phẩm, do EU đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng. Vì thế, DN phải cải tiến công nghệ, kỹ thuật mới đáp ứng được tiêu chuẩn của họ. Bên cạnh đó, EU cũng yêu cầu nguồn gốc xuất xứ hàng hóa rất cao và DN phải rõ ràng, minh bạch về nguồn gốc xuất xứ mới hợp tác kinh doanh. “Trước khi EVFTA có hiệu lực, chúng tôi đã xuất khẩu sang châu Âu. Chúng tôi tin rằng, EVFTA có hiệu lực càng khiến cơ hội mở rộng hơn nữa” – ông Thanh cho biết.

Ông Nghiêm Xuân Đa – Chủ tịch VSA:

Để tận dụng được cơ hội từ EVFTA, Bộ Công Thương cần định hướng, hỗ trợ DN tiếp cận cũng như tìm hiểu các quy định của thị trường EU; cảnh báo sớm cho DN những chính sách liên quan phòng vệ thương mại để DN ứng phó.

(Nguồn: Báo Công thương)

https://congthuong.vn/xuat-khau-thep-vao-thi-truong-eu-doi-hoi-cao-nhat-la-chat-luong-139378.html

Xem thêm ...

Chương trình Hội thảo và Lễ kỷ niệm “20 năm Hiệp hội Thép Việt Nam đồng hành cùng ngành thép Việt Nam – xây dựng và phát triển” Tenova nhận FAC tại Pomina Flat Steel, Việt Nam Bộ Công Thương gia hạn việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội có xuất xứ từ Trung Quốc, In-đô-nê-si-a, Ma-lay-xi-a và vùng lãnh thổ Đài Loan (Mã vụ việc ER01.AD01) Thông báo gia hạn cho nhà sản xuất trong nước, nhà nhập khẩu về thời gian nộp bản trả lời câu hỏi trong vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với thép cán nguội (AD08) Tổng quan thị trường thép toàn cầu – tháng 9/2019 Tình hình thị trường thép Việt Nam tháng 9/2019 và 9 tháng đầu năm 2019 PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHI PHÍ TUÂN THỦ THỦ TỤC HẢI QUAN Mời tham gia Hội nghị Xúc tiến Đầu tư và Thương mại Việt Nam – Campuchia Ngành thép Việt Nam với việc sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại trong tình hình mới Xác định xuất xứ hàng hóa để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương Đề nghị nộp hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với tôn màu (SG05) Tình hình thị trường thép Việt Nam tháng 8/2019 và 8 tháng đầu năm 2019 Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung: Cần biện pháp gì để ngành thép phát triển ổn định Hướng Dẫn Chi Tiết Tải Foxit Reader 12.11 Bản Full Crack Mới Nhất 2024 Miễn Phí 5++ Đơn vị thiết kế website tại Hà Nội dẫn đầu 2024