Tin tức
-
25 năm Ống thép Hòa Phát: Khẳng định vị thế số 1 Việt Nam, hướng đến mục tiêu 1,25 triệu tấn/năm và thị phần 35%
Nói về lý do dấn thân vào ngành thép, ông Trần Tuấn Dương – Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát kể, trước năm 1996, cả miền Bắc có duy nhất một công ty làm ống thép ở Hải Phòng với sản lượng chỉ 2.000 tấn/tháng, rất ít. Đi mua ống thép khó khăn quá, còn phải “lót tay” mới mua được nên chúng tôi bực mình đi tìm hiểu xem làm thế nào và sang Đài Loan mua máy về, và thành lập công ty sản xuất ống thép vào 20/8/1996. Từ 1-2 cái máy ban đầu, giờ Hòa Phát có cả trăm máy cắt, uốn ống và trở thành Công ty sản xuất ống thép có thị phần số 1 Việt Nam, tự tin hướng đến cột mốc 25.000 tỷ doanh thu, một con số rất ấn tượng.
-
Malaysia áp thuế chống bán phá giá với thép cuộn Trung Quốc, Việt Nam
Malaysia cho biết quyết định áp thuế được đưa ra sau khi hoàn tất quá trình điều tra và rà soát đối với thép cuộn mạ màu nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc, được tiến hành từ ngày 22/1/2021.
-
Úc gia hạn lần thứ 5 thời gian ban hành Kết luận điều tra cuối cùng vụ việc điều tra chống bán phá và chống trợ cấp đối với ống thép chính xác của Việt Nam
Ngày 19 tháng 7 năm 2021, Ủy ban Chống bán phá giá Úc (ADC) gia hạn lần thứ 5 thời gian ban hành Kết luận điều tra cuối cùng vụ việc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm ống thép chính xác (precision pipe and tube steel) có xuất xứ từ Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan (mã vụ việc 550). Theo thông báo của ADC, Kết luận điều tra cuối cùng sẽ được ban hành muộn nhất vào ngày 27 tháng 8 năm 2021.
-
VSA kiến nghị không điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu thép
VSA cho rằng đề xuất điều chỉnh tăng thuế xuất khẩu đối với mặt hàng phôi thép và giảm thuế nhập khẩu MFN đối với các mặt hàng thép thành phẩm là không phù hợp với thực trạng sản xuất thép hiện nay.
-
Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương biểu dương doanh nghiệp, công nhân bảo đảm tổ chức sản xuất an toàn trong điều kiện dịch bệnh
Sáng 16-7, ông Nguyễn Văn Lợi, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy cùng đoàn công tác của tỉnh đã đi kiểm tra tình hình phòng chống dịch và thăm hỏi về hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tôn Đông Á chi nhánh Thủ Dầu Một.
-
Tình hình thị trường thép Việt Nam tháng 6/2021 và 6 tháng đầu năm 2021
Thị trường thép 6 tháng đầu năm 2021 cũng có tín hiệu phục hồi tích cực, tăng trưởng sản xuất thép thô toàn cầu 5 tháng 2021 tăng 14,5% so với cùng kỳ 2020.
Giá cả nguyên liệu sản xuất thép và thép thành phẩm diễn biến phức tạp, có xu hướng tăng kể từ cuối năm 2020, đến giữa tháng 3 có xu hướng giảm và sau đó tăng trở lại đến cuối tháng 5 đã điều chỉnh giảm và có xu hướng ổn định. -
Tập đoàn Hòa Phát nộp ngân sách nhà nước trên 5.200 tỷ trong 6 tháng
6 tháng đầu năm 2021, số nộp ngân sách Nhà nước của Tập đoàn Hòa Phát đạt trên 5.200 tỷ đồng, tăng 88% so với cùng kỳ 2020. Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng là những địa bàn Hòa Phát đóng góp nhiều nhất, bao gồm cả thuế hải quan và thuế nội địa các loại.
-
EU gia hạn biện pháp tự vệ đối với thép nhập khẩu
Cục Phòng vệ thương mại (PVTM) – Bộ Công Thương nhận được thông tin về việc Ủy ban Châu Âu (EC) ban hành kết luận cuối cùng đợt rà soát cuối kỳ biện pháp tự vệ đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu. Theo đó, EC kết luận rằng (i) ngành sản xuất nội địa Liên minh Châu Âu (EU) sẽ tiếp tục bị thiệt hại nghiêm trọng nếu không gia hạn biện pháp, (ii) các nhà sản xuất thép EU vẫn đang thực hiện điều chỉnh để thích nghi với sự gia tăng nhập khẩu thép. Vì vậy, EC quyết định gia hạn thời gian áp dụng biện pháp tự vệ theo hình thức hạn ngạch thuế quan (TRQ) đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu thêm 03 năm (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 đến ngày 30 tháng 6 năm 2024).
-
Giá quặng sắt bật tăng, Trung Quốc tăng cường sản xuất thép trở lại
Giá quặng sắt tại thị trường Trung Quốc đã tăng mạnh trở lại trong phiên giao dịch ngày 6/7 sau khi các dữ liệu cho thấy nhiều nhà máy sản xuất thép tại Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất trở lại.
-
Khảo sát về cơ chế chứng nhận xuất xứ cho hàng xuất khẩu
Dự án Tạo thuận lợi thương mại (USAID TFP) do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ là một dự án 5 năm nhằm hỗ trợ áp dụng và triển khai cách tiếp cận dựa trên quản lý rủi ro tại các cơ quan hải quan và kiểm tra chuyên ngành ở Việt Nam.