Tin tức
-
Tín hiệu khả quan cho ngành thép cuối năm
Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thép 9 tháng đầu năm tăng. Tại hội thảo đánh giá thị trường thép 9 tháng đầu năm diễn ra tại Hà Nội ngày 26/10/2020 do Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) tổ chức, đại diện VSA cho biết, cả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thép đều tăng trong 9 tháng đầu năm 2020 với sản lượng đạt 18,34 triệu tấn, từ mức 17,46 triệu tấn cùng kỳ năm 2019.
-
Tenova: Hội thảo trực tuyến ngành thép
Số hóa, công nghiệp 4.0, khử cacbon, tính bền vững, kinh tế quay vòng: các công nghệ và mô hình kinh doanh mới ảnh hưởng đến ngành kim loại như thế nào?
Đăng ký hội thảo trực tuyến trên web của chúng tôi, bạn sẽ có được quan điểm của các chuyên gia làm việc sát cánh với các nhà sản xuất kim loại hàng ngày; Hội thảo sẽ nêu bật những cơ hội và thách thức của các ứng dụng công nghệ sáng tạo cụ thể.
-
Hội thảo PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI – Công cụ bảo vệ lợi ích ngành sản xuất nội địa trong bối cảnh hội nhập
Để giúp các doanh nghiệp, hiệp hội tìm hiểu, tham gia ý kiến ngay từ đầu với các khung khổ chính sách pháp luật mới về PVTM ở Việt Nam, đồng thời được hướng dẫn các kỹ năng cơ bản để sử dụng công cụ PVTM, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cục Phòng vệ Thương mại-Bộ Công Thương tổ chức:
-
Hội thảo “Thị trường thép Việt Nam 9 tháng đầu năm 2020 – Triển vọng 2020-2021”
Sáng ngày 16/10/2020, Hiệp hội Thép Việt Nam đã tổ chức buổi Hội thảo với chủ đề “Thị trường thép Việt Nam 9 tháng đầu năm 2020 – Triển vọng 2020-2021” với sự tham gia của đông đủ các doanh nghiệp thành viên VSA khu vực phía Nam.
-
Tình hình thị trường thép Việt Nam tháng 9/2020 và 9 tháng đầu năm 2020
Trong bối cảnh dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế – xã hội của các quốc gia trên thế giới thì mức tăng trưởng GDP 2,12% của 9 tháng đầu năm 2020, được coi là một thành công lớn trong phòng chống dịch bệnh, khôi phục và phát triển kinh tế.
Trong nước, sản xuất và bán hàng các sản phẩm thép trong nước 9 tháng đầu năm 2020 giảm lần lượt là 1,7% và 4,3% so với cùng kỳ năm 2019. -
Quản lý chất lượng thép theo quy định tại TTLT số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN
Trong hoạt động rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm tra chuyên ngành của Bộ Tư pháp phối hợp với các bộ, ngành liên quan, có đề cập đến Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31/12/2015 quy định về quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu. Đến ngày 21/9/2017, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư số 18/2017/TT-BCT bãi bỏ hầu hết các điều của TTLT số 58. Tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP, Chính phủ đã giao Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý các sản phẩm thép. Do đó, việc có văn bản quản lý riêng về sản phẩm cần phải cân nhắc, xem xét.
-
Tổng quan thị trường thép toàn cầu – tháng 9/2020
Tại Trung Quốc, thị trường đi xuống trước kỳ nghỉ Tuần lễ Vàng (từ ngày 1-8/10), với hầu hết những người tham gia cho rằng giá sẽ tiếp tục trượt giảm khi hoạt động giao dịch quay trở lại. Chính phủ Trung Quốc đã thắt chặt các điều kiện tín dụng và hạ nhiệt lĩnh vực bất động sản. Xây dựng nhà ở mới bắt đầu suy yếu trong tháng 8 và thép cây đang bị ảnh hưởng lớn nhất.
-
Chủ động phòng vệ thương mại – vững vàng thực thi EVFTA
Vừa qua, Ông Nghiêm Xuân Đa – Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam đã tham gia buổi đối thoại do Báo Công thương tổ chức với chủ đề “Chủ động Phòng vệ thương mại – Vũng vàng thực thi EVFTA” cùng sự góp mặt của đại diện Cục Phòng vệ thương mại và Trung tâm WTO – VCCI.
-
Lấy ý kiến Dự thảo Thông tư hướng dẫn một số điều về các biện pháp phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA
Thực hiện Quyết định số 1906/QĐ-BCT ngày 21 tháng 7 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc điều chỉnh, bổ sung Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2020, Cục Phòng vệ thương mại – Bộ Công Thương đang triển khai xây dựng Thông tư hướng dẫn một số điều về các biện pháp phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA (sau đây gọi tắt là Thông tư).
-
Dự báo nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng tăng mạnh dịp cuối năm
Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) nhận định, thị trường thép xây dựng tháng 9 và các tháng cuối năm sẽ có bước khởi sắc sau dịch do nhu cầu tăng.