Tình hình và ảnh hưởng của công nghiệp thép Ấn Độ
Tóm tắt Ấn Độ hiện là nước sản xuất thép lớn thứ 3 thế giới và nhiều kỳ vọng sẽ vươn lên vị trí thứ 2, chỉ là vấn đề thời gian. Năm 2015, nước này sản xuất 89,6 triệu tấn thép thô, tăng 2,6% so với năm 2014. Điều này trái ngược hoàn toàn […]
Tóm tắt
Ấn Độ hiện là nước sản xuất thép lớn thứ 3 thế giới và nhiều kỳ vọng sẽ vươn lên vị trí thứ 2, chỉ là vấn đề thời gian. Năm 2015, nước này sản xuất 89,6 triệu tấn thép thô, tăng 2,6% so với năm 2014. Điều này trái ngược hoàn toàn so với các nước sản xuất thép lớn khác nhưng phản ánh thực tế rằng tiêu thụ thép/đầu người ở Ấn Độ đang tăng đều đều, tuy nhiên vẫn thấp ở mức 65-67kg.
Năm 2015, Ấn Độ cũng nhập khẩu khá, với trên 10 triệu tấn thép thành phẩm (tăng 25% so với năm 2014) và giảm xuất khẩu 3,5 triệu tấn (giảm 35% so với 2014). Với hơn 1/3 lượng nhập khẩu có nguồn gốc từ Trung Quốc đại lục. Do đó, trong tháng 2/2016, Chính phủ Ấn Độ đã đưa ra mức Giá nhập khẩu tối thiểu (MIP) đối với không dưới 173 loại sản phẩm thép có hiệu lực trong 6 tháng để tạo ra “một sân chơi bình đẳng” nhằm hạn chế 45-50% lượng nhập khẩu, nhưng điều này hiện được cho là sẽ kéo dài tiếp do năm 2016 Ấn Độ dự kiến sẽ cần thêm 6 triệu tấn thép thô, tăng gần 7%.
Bài viết này nhằm cung cấp tóm tắt cập nhất về tình hình thị trường thép hiện tại ở Ấn Độ, những động lực chính cho tăng trưởng về thép, cập nhật tình hình của các nhà sản xuất thép lớn và ảnh hưởng của nhập khẩu. Bàn về hiệu quả của MIP đưa ra gần đây và các biện pháp/hành động khác và đánh giá tác động chính sách rộng lớn hơn.
1. Cập nhật sản lượng thép
Trong năm 2015, Ấn Độ sản xuất tổng sản lượng thép thô khoảng 89,58 triệu tấn, tăng 2,6% so với năm trước. Như thấy trong Hình 1, có sự trái ngược lớn với 5 năm trước khi mà tăng trưởng bình quân năm là khoảng 6,0-7,6%.
Tăng trưởng thấp trong năm 2015 là do một số nhân tố: từ nhu cầu thị trường trong nước chậm, đặc biệt là khoảng thời gian trước và sau mùa mưa, từ các lĩnh vực tiêu thụ chính cơ sở hạ tầng, xây dựng và cơ khí nói chung và tiền tệ suy yếu dần so với đô la Mỹ, ảnh hưởng đáng kể đến chí phí nhập khẩu nguyên liệu thô.
Trong vài năm qua, các nhà sản xuất thép lớn ở Ấn Độ đã bắt tay vào một chương trình mở rộng tuy nhiên cho đến năm 2015 chưa mang lại những thay đổi đáng kể với chiến lược quốc gia này. Bộ thép của Ấn Độ vẫn giữ mục tiêu dài hạn thiết lập một công suất lắp đặt 300 triệu tấn thép đến năm 2025. Mặc dù đã ký kết Bản ghi nhớ với một số nhà sản xuất thép lớn trên thế giới như Posco và ArceloMittal trong những năm qua, tuy nhiên chưa thu được kết quả gì. Do đó, gánh nặng trách nhiệm trong việc đưa ra chiến lược sản lượng toàn bộ đặt trực tiếp vào các nhà sản xuất thép lớn hàng đầu ở Ấn Độ bao gồm cả đơn vị tư nhân và nhà nước.
Steel Authority of India Limited (SAIL) vẫn giữ mục tiêu có tại chỗ một công suất lắp đặt 50 triệu tấn đến năm 2025 (thông qua kế hoạch “tầm nhìn 2025” của mình). Kế hoạch mở rộng và hiện đại hóa này bao gồm tất cả 5 nhà máy thép liên hợp của công ty tại Bhilai, Durgapur, Rourkela, Bokaro & Burnpur và nhà máy thép đặc biệt tại Salem. Thông qua chương trình đầu tư khoảng 12 tỷ US$, mục đích là để tăng công suất lắp đặt thép thô từ 12,8 lên 21,4 triệu tấn, gần gấp đôi công suất, đồng thời lắp đặt điện năng có hiệu quả, công nghệ thân thiện môi trường và nâng cấp công nghệ cũ/lỗi thời.
Đối với TATA Steel (Ấn Độ), không có sự phát triển thêm tại nhà máy Jamshedpur và công ty kết thúc năm 2015 với sản lượng gần bằng mức công suất ở 10 triệu tấn. Tuy nhiên, công ty đang dự định tăng công suất lên 11 triệu tấn và mới đây đã báo cáo đảm bảo giấy tờ môi trường cần thiết.
Trong năm 2015, Essar Steel India giữ công suất sản lượng khoảng 10 triệu tấn. Essar sản xuất khoảng 3,56 triệu tấn sản phẩm thép trong năm 2015 và đạt mức sử dụng công suất ước tính gần 37-38%. Tính đến tháng 3/2016, công ty báo cáo sản lượng đã tăng gấp đôi và vận hành ở mức 70% và hy vọng sẽ giữ mức này trong suốt năm tài chính này.
Nhìn chung, mức sử dụng công suất thép cả nước giảm từ 81% trong năm tài chính 2014/2015 xuống mức thấp 76% trong năm tài chính 2015/2016. Điều này có nghĩa rằng Ấn Độ có công suất sản xuất 118,2 triệu tấn nhưng chỉ sản xuất 89,7 triệu tấn (xem hình 2). Đối với 66 quốc gia báo cáo tới Hiệp hội thép thế giới, mức sử dụng công suất bình quân trong năm 2015 là 69,7% so với 73,4% trong năm 2014.
2. Triển vọng sản xuất thép
Hiệp hội thép thế giới mới đây dự báo rằng nhu cầu thép ở Ấn Độ sẽ tăng 5,4% trong cả năm 2016 và 2017, đạt 88,3 triệu tấn và 93,0 triệu tấn. Tuy nhiên, Hội đồng thép Ấn Độ cho rằng nhu cầu thép của Ấn Độ sẽ tăng 7-8% trong 2 năm tới. Do Ấn Độ sản xuất tổng sản lượng thép thô khoảng 89,58 triệu tấn trong năm 2015, tăng 2,6% so với năm trước, kết hợp với các biện pháp thương mại nhập khẩu gia tăng, có thể nhu cầu thép sẽ tăng gần 5% và do đó sản lượng thép sẽ đạt 94 triệu tấn trong năm 2016 và đạt gần 100 triệu tấn vào cuối năm 2017.
Con số tăng trưởng thực tế được dựa trên nền kinh tế tăng trưởng và chu kỳ tồn kho thép đã thoát đáy trên toàn cầu, không chỉ ở Trung Quốc, và việc trữ thêm kho có thể sẽ kéo dài hơn 6-9 tháng như thường lệ. Hơn nữa, 5 năm trước trong năm 2010 tiêu thụ thép biểu kiến/đầu người ở Ấn Độ là 53,9kg so với mức bình quân thế giới 193,0kg. Trong năm 2014, con số này đã tăng lên 59,4kg đối với Ấn Độ và 261,6kg mức bình quân thế giới (xem hình 3).
3. Nhập khẩu và các biện pháp thương mại
Ấn Độ là một trong một số nước trên thế giới có nhu cầu sản phẩm thép vẫn đang tăng ở mức tốt nhưng đa số các nhà sản xuất thép trong nước đang phải chịu khó khăn. Với công suất thép dư thừa trên khắp thế giới, và chính Ấn Độ cũng đối mặt với nhu cầu thép nội địa sụt giảm, chính phủ đối mặt với áp lực lớn từ tất cả các nhà sản xuất trong nước để mà áp đặt hạn chế giá nhằm ngăn chặn bán phá giá. Trong năm tài chính 2015/2016, nhập khẩu thép vào Ấn Độ tăng 25,6% đạt 11,71 triệu tấn so với 9,31 triệu tấn trong năm 2014/2015. Ba nguồn nhập khẩu lớn nhất vào Ấn Độ vẫn là Trung Quốc (30%), Hàn Quốc (25%) và Nhật Bản (20%). Mức nhập khẩu vào Ấn Độ trong 7 năm qua được thể hiện ở hình 6.
Mức nhập khẩu thép vào Ấn Độ tăng liên tiếp trong 3 năm qua, do đó vào giữa năm 2015, Ấn Độ đã áp thuế đánh vào một số sản phẩm thép nhằm bảo vệ thị trường trong nước. Mặc dù đưa ra một số biện pháp thương mại vào đầu năm 2016, thị trường trong nước vẫn không thể hạn chế nhập khẩu tiếp tục tăng lên, mặc dù ở mức chậm hơn. Với sụt giảm liên tiếp ở các thị trường toàn cầu và đặc biệt nhu cầu giảm từ thị trường trong nước Trung Quốc, ngày 5/2/2016, chính phủ Ấn Độ đã đưa ra Giá nhập khẩu tối thiểu (Minimum Import Price – MIP) đối với không dưới 173 loại sản phẩm thép dài và thép dẹt có hiệu lực trong 6 tháng (biện pháp này không bao gồm bất kỳ sản phẩm thép không gỉ nào).
MIP đối với HRC là khoảng $445-500/tấn và đối với CRC là $560/tấn. MIP đối với một số sản phẩm trong bảng dưới đây.
(Seaisi.org)
Xem thêm ...
- Giá phôi thép châu Á giảm do giá chào hàng cạnh tranh, nhu cầu suy yếu 28/11/2024
- Giá phôi thép Đường Sơn tăng 7 đô la/tấn so với tuần trước 26/11/2024
- Thị trường phôi thép nhập khẩu Đông Nam Á suy yếu 22/11/2024
- Tổng quan thị trường thép toàn cầu – tháng 10/2024 21/11/2024
- Worldsteel: Triển vọng ngắn hạn ngành thép 18/11/2024