Khởi động hợp phần 3 Dự án Chính sách thương mại và xúc tiến xuất khẩu



Ngày 25/7/2022, Cục Xúc tiến thương mại vừa khởi động Hợp phần 3 Dự án Chính sách thương mại và xúc tiến xuất khẩu Việt Nam do Chính phủ Thụy Sỹ tài trợ

Dự án Chính sách thương mại và xúc tiến xuất khẩu Việt Nam do Chính phủ Thụy Sỹ tài trợ (Dự án SwissTrade) là chương trình hỗ trợ kỹ thuật về thương mại trong 4 năm (từ năm 2021-2024) do Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO) tài trợ.

Dự án nhằm mục tiêu hỗ trợ Việt Nam đạt tăng trưởng kinh tế bền vững và giảm tỷ lệ đói nghèo thông qua tăng cường hoạt động thương mại và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua cải thiện các điều kiện khung thuận lợi cho phát triển xuất – nhập khẩu, tăng cường cơ chế đối thoại công – tư và phát triển hệ sinh thái năng động hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu.

Trong khuôn khổ dự án này, Cục Xúc tiến thương mại là cơ quan đầu mối được giao nhiệm vụ trực tiếp triển khai các hoạt động thuộc hợp phần 3.

Mục tiêu tập trung xây dựng và triển khai Chương trình Hỗ trợ đổi mới và cạnh tranh (chương trình ICG) với mục đích tăng cường năng lực dịch vụ xuất khẩu, xây dựng Hệ sinh thái xúc tiến xuất khẩu thông qua tài trợ cho các tiểu dự án của Tổ chức hỗ trợ thương mại (BSO) ở cả khu vực công và tư để triển khai sáng kiến hỗ trợ doanh nghiệp và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

Từ năm 2022-2024, Chương trình ICG dự kiến sẽ tài trợ từ 10-15 tiểu dự án được lựa chọn thông qua một quy trình cạnh tranh và triển khai qua ba đợt mời nộp đề xuất dự án. Quy mô tài trợ tối đa là 150.000 USD/tiểu dự án trong thời gian từ 12 – 24 tháng.

Đây là dự án quan trọng đối với Chính phủ Việt Nam nói chung và Bộ Công thương nói riêng, góp phần hỗ trợ nâng cao thành tích xuất khẩu và năng lực cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam một cách bền vững và toàn diện thông qua cải thiện các điều kiện khung thuận lợi cho phát triển xuất – nhập khẩu, tăng cường cơ chế đối thoại công – tư và phát triển hệ sinh thái năng động hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu.

Việc triển khai Chương trình ICG sẽ góp phần nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu cho các tổ chức hỗ trợ kinh doanh năng động để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu và tham gia một cách hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Bà Nguyễn Thuý Hiền, Giám đốc Ban Quản lý dự án cho biết, quy mô xuất khẩu của Việt Nam đạt gần 340 tỷ USD vào cuối năm ngoái và tiếp tục có tăng trưởng dương trong nửa đầu năm 2022, đạt 186 tỷ USD, đã và đang là động lực quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, tạo ra nhiều việc làm, trong đó khu vực kinh tế tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng đóng vai trò quan trọng.

Theo đó, Chương trình sẽ tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam phát triển xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu thông qua việc kêu gọi các BSO đề xuất sáng kiến về đổi mới sáng tạo trong việc cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho các doanh nghiệp và hỗ trợ nâng cao năng lực cho các BSO.

Đại diện cho đơn vị tài trợ, ông Werner Gruber, Trưởng Cơ quan Hợp tác Phát triển Thụy Sỹ tại Việt Nam kỳ vọng, chương trình ICG của dự án SwissTrade sẽ tạo một động lực mới, quan trọng nhắm tới thúc đẩy xúc tiến xuất khẩu, tạo đà tăng trưởng và phát triển cho các doanh nghiệp tại địa phương, đồng thời góp phần tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới và một khu vực tư nhân năng động.

Dự án SwissTrade có 3 hợp phần chính. Hợp phần 1, hỗ trợ Bộ Công thương xây dựng Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch hành động kèm lộ trình thực hiện; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm chính sách thương mại về phân tích và xây dựng chính sách, các công cụ quản lý, theo dõi và giám sát thực thi chính sách thương mại…

Hợp phần 2, hỗ trợ Bộ Công thương đánh giá hiện trạng, triển khai các diễn đàn đối thoại công- tư trong quá trình xây dựng và thực thi chính sách nói chung, chính sách thương mại và xúc tiến xuất khẩu nói riêng; thiết kế và tổ chức triển khai thí điểm các mô hình về diễn đàn đối thoại công- tư trong lĩnh vực thương mại theo các vấn đề ưu tiên; tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực cho các bên tham gia về các diễn đàn đối thoại công- tư.

Hợp phần 3, hỗ trợ Bộ Công thương xây dựng và triển khai chương trình ICG để tài trợ kinh phí thực hiện hỗ trợ nâng cao năng lực và triển khai các sáng kiến về hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Xem thêm ...

Chương trình Hội thảo và Lễ kỷ niệm “20 năm Hiệp hội Thép Việt Nam đồng hành cùng ngành thép Việt Nam – xây dựng và phát triển” Tenova nhận FAC tại Pomina Flat Steel, Việt Nam Bộ Công Thương gia hạn việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội có xuất xứ từ Trung Quốc, In-đô-nê-si-a, Ma-lay-xi-a và vùng lãnh thổ Đài Loan (Mã vụ việc ER01.AD01) Thông báo gia hạn cho nhà sản xuất trong nước, nhà nhập khẩu về thời gian nộp bản trả lời câu hỏi trong vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với thép cán nguội (AD08) Tổng quan thị trường thép toàn cầu – tháng 9/2019 Tình hình thị trường thép Việt Nam tháng 9/2019 và 9 tháng đầu năm 2019 PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHI PHÍ TUÂN THỦ THỦ TỤC HẢI QUAN Mời tham gia Hội nghị Xúc tiến Đầu tư và Thương mại Việt Nam – Campuchia Ngành thép Việt Nam với việc sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại trong tình hình mới Xác định xuất xứ hàng hóa để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương Đề nghị nộp hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với tôn màu (SG05) Tình hình thị trường thép Việt Nam tháng 8/2019 và 8 tháng đầu năm 2019 Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung: Cần biện pháp gì để ngành thép phát triển ổn định Hướng Dẫn Chi Tiết Tải Foxit Reader 12.11 Bản Full Crack Mới Nhất 2024 Miễn Phí 5++ Đơn vị thiết kế website tại Hà Nội dẫn đầu 2024