Tình hình thị trường thép Việt Nam tháng 4/2022 và 4 tháng năm 2022
Sản xuất công nghiệp tháng Tư ước tính tăng 2% so với tháng trước và tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước do dịch Covid-19 đã được kiểm soát, các doanh nghiệp chủ động hơn về lao động và kế hoạch sản xuất kinh doanh, khắc phục khó khăn để phục hồi, mở rộng sản xuất. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước.
Tình hình thị trường nguyên liệu sản xuất thép:
- Quặng sắt loại 62%Fe:Giá quặng sắt loại (62% Fe) ngày 9/5/2022 giao dịch ở mức 139 USD/Tấn CFR cảng Thiên Tân, Trung Quốc, giảm khoảng 16 USD/tấn so với thời điểm đầu tháng 4/2022.
Mức giá này giảm khoảng 71-73 USD/tấn so với mức giá cao nhất được ghi nhận hồi đầu tháng 5/2021 (~ 210 – 212 USD/tấn).
- Than mỡ luyện cốc: Giá than mỡ luyện cốc (Hard coking coal) xuất khẩu tại cảng Úc ngày 9/5/2022 giao dịch ở mức 480USD/tấn FOB, tăng mạnh so với đầu tháng 4/2022. Giá than cốc có xu hướng tăng liên tục kể từ quý III/2021 vàđiều chỉnh mạnh trong tháng 3/2022.
- Thép phế liệu: Giá thép phế liệu loại HMS ½ 80:20 nhập khẩu cảng Đông Á ở mức 530 USD/tấn CFR Đông Á ngày 9/5/2022 giảm 94USD/tấn so với hồi đầu tháng 4/2022.
- Điện cực graphite: Nhu cầu điện cực than chì (GE) giảm nhưng giá vẫn được hỗ trợ trong bối cảnh chi phí nguyên liệu thô leo thang.
- Cuộn cán nóng HRC: Giá HRC ngày 9/5/2022 ở mức 797 USD/T, CFR cảng Đông Á, giảmkhoảng 81 USD/Tấn so với mức giá giao dịch đầu tháng 4/2022. Nhìn chung, thị trường thép cán nóng (HRC) thế giới biến động, khiến thị trường HRC trong nước khó khăn do các doanh nghiệp sản xuất thép dẹt (CRC, tôn mạ, ống thép, v.v) sử dụng HRC làm nguyên liệu sản xuất.
Tình hình sản xuất – bán hàng các sản phẩm thép:
Tháng 4/2022:
- Sản xuất thép thành phẩm đạt 2,962 triệu tấn, giảm 11,28% so với tháng 3/2022 và giảm 1,1% so với cùng kỳ 2021;
- Bán hàng thép các loại đạt 2,419 triệu tấn, giảm 22,52% so với tháng trước và giảm 15,6% so với cùng kỳ;
Tính chung 4 tháng đầu năm 2022:
- Sản xuất thép thành phẩm 4 thángđầu năm 2022 đạt 11,433 triệu tấn, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2021.
- Bán hàng thép thành phẩm đạt 10,555 triệu tấn, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2021. Trongđó xuất khẩu đạt 2,454 triệu tấn,tăng 9,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tình hình xuất nhập khẩu các sản phẩm thép:
Tình hình nhập khẩu:
- Tháng 3/2022: Nhập khẩu thép thành phẩm vào Việt Nam đạt 1,1 triệu tấn với kim ngạch đạt 1,14 tỷ USDtăng 23% về lượng và tăng 22,36% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021;
- Tính chung Quý I năm 2022, nhập khẩu thép thành phẩm các loại về Việt Nam khoảng 3 triệu tấn với trị giá hơn 3,1 tỷUSD, giảm 18,04% về lượng nhưng tăng 18,84% về giá trị.
Tình hình xuất khẩu:
- Tháng 3/2022, xuất khẩu thép thành phẩm của Việt Nam đạt 956 ngàn tấn, tăng 75,41% so với tháng trước nhưng giảm 22,8% so với cùng kì năm 2021. Trị giá xuất khẩu đạt 908,63 triệu USD, tăng 71,87% so với tháng 2/2022 và tăng 1,05% so với cùng kỳ năm 2021.
- Tính chung Quý I năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 2,275 triệu tấn thép giảm 22,15% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu đạt 2,3 tỷUSD tăng 12,53% so với cùng kỳ năm 2022.
- Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong Quý I năm 2022 là: khu vực ASEAN (40,57%), Khu vực EU (19,32%), Hoa Kỳ (8,34%), Hàn Quốc (6,97%) và Hồng Kông (3,91%).
(Trích Bản tin Hiệp hội Thép tháng 4/2022)
Xem thêm ...
- Phôi thép châu Á giữ giá trong bối cảnh giá chào hàng ổn định 14/08/2024
- Tình hình thị trường thép Việt Nam tháng 7/2024 và 7 tháng đầu năm 2024 09/08/2024
- Bộ Công Thương quyết định điều tra chống bán phá giá thép cán nóng nhập khẩu từ Ấn Độ và Trung Quốc 30/07/2024
- Bộ Công Thương tổ chức phiên tham vấn công khai vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm cáp thép dự ứng lực từ Ma-lai-xi-a, Vương quốc Thái Lan và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (mã số vụ việc: AD17) 25/07/2024
- Tình hình thị trường thép Việt Nam tháng 6/2024 và 6 tháng đầu năm 2024 11/07/2024