Xu hướng ‘sống xanh’ cùng sơn không chì



Hiện nay, cùng sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu dùng các chất phủ sơn ngày càng tăng, để phục vụ các công trình xí nghiệp, nội và ngoại thất nhà ở…, kéo theo là những tăng trưởng vượt bậc của ngành sơn, hấp dẫn nhiều doanh nghiệp tham gia.

Trong khi đó, người tiêu dùng hiện đại bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến các công trình “xanh”, sản phẩm sơn đảm bảo an toàn (giảm tối đa hàm lượng kim loại nặng), chất lượng, thân thiện với môi trường và hướng đến xu hướng “sống xanh”.

Thế giới quản lý chặt hàm lượng chì trong sơn

Chì được xếp vào một trong sáu kim loại nặng, có tính nguy hại mà cả thế giới đang nỗ lực loại bỏ trong các sản phẩm gia dụng bởi khi tiếp xúc các sản phẩm có chì với liều lượng nhất định sẽ gây ngộ độc chì, làm tổn hại đến hệ thần kinh.

Có nhiều nghiên cứu về tác động của phơi nhiễm chì đối với môi trường, kinh tế và sức khỏe con người. Những nghiên cứu này cũng nêu rõ con người bị phơi nhiễm chì từ nhiều nguồn khác nhau và chì trong sơn là một trong những nguồn chủ yếu.

Cuối năm 2020, Việt Nam đã phê chuẩn dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn hàm lượng chì trong sơn. Theo Thông tư số 51/2020/TT-BCT do Bộ Công thương ban hành, giới hạn tối đa của tổng hàm lượng chì ≤ 600 ppm từ thời điểm Thông tư có hiệu lực, và ≤ 90 ppm trong vòng 3 năm kể từ ngày Thông tư có hiệu lực.

Cùng với đó, việc phê chuẩn của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn hàm lượng chì trong sơn cũng đã được Việt Nam thông báo cho các nước thành viên WTO. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, 79 quốc gia đã xác nhận có các biện pháp kiểm soát ràng buộc pháp lý đối với chì trong sơn (trong đó có Việt Nam).

Xu hướng “sống xanh” với sơn không chì

Theo xu hướng chung của thế giới cũng như yêu cầu về an toàn cho môi trường và người sử dụng, thời gian gần đây, tại Việt Nam, các doanh nghiệp đã bắt đầu chuyển hướng dần sang sản xuất sơn không chì.

Với định hướng “cùng xây cuộc sống xanh”, việc sử dụng sơn không chì (sơn có hàm lượng chì < 0.009% theo khối lượng hoặc 90 ppm) đã được Tôn Đông Á ưu tiên thực hiện từ năm 2019.

Lãnh đạo Tôn Đông Á cho biết chi phí sản xuất khi sử dụng nguyên liệu sơn không chì tăng hơn so với sử dụng nguyên liệu sơn có chì, tuy nhiên Tôn Đông Á quyết tâm chuyển đổi sản xuất để đảm bảo sức khỏe cho công nhân và người tiêu dùng, thực hiện định hướng phát triển bền vững. Đến đầu năm 2021, Tôn Đông Á đã hoàn thiện việc chuyển đổi này.
Xu hướng sống xanh cùng sơn không chì - Ảnh 2.
Thiết bị hiện đại trong chuỗi sản xuất tôn phủ sơn không chì của Tôn Đông Á

Tôn Đông Á cho hay: Chất lượng sản phẩm sử dụng sơn không chì không thay đổi so với các sản phẩm có sử dụng sơn có chì. Đặc tính chất lượng không thay đổi nên việc bảo hành chống phai màu là tương đương nhau.

Vừa qua, Phòng Thí nghiệm và Phát triển sản phẩm (Phòng LAB) của Tôn Đông Á đã được Văn phòng Công nhận chất lượng BoA – Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Chứng chỉ công nhận đạt chuẩn ISO/IEC 17025:2017 trong lĩnh vực Cơ, Hóa (VILAS 1321).

Tính đến tháng 6 năm 2021, cả nước chỉ có hơn 1300 phòng thí nghiệm có chứng nhận, trên hàng trăm ngàn doanh nghiệp đang hoạt động. Đặc biệt, Tôn Đông Á là một trong số ít các doanh nghiệp ngành tôn thép đạt chứng chỉ này.

Xu hướng sống xanh cùng sơn không chì - Ảnh 3.
Chứng chỉ công nhận Tôn Đông Á đạt chuẩn ISO/IEC 17025:2017 trong lĩnh vực Cơ, Hóa (VILAS 1321)

Theo đó, Tôn Đông Á có đủ năng lực về kỹ thuật và tổ chức quản lý, có khả năng cung cấp các kết quả thử nghiệm có độ chính xác cao, phù hợp với các tiêu chuẩn của Việt Nam cũng như quốc tế. Điều này cũng thể hiện quan điểm định hướng chất lượng xuyên suốt của công ty.

Với phương châm phát triển bền vững “cùng xây cuộc sống xanh” và chiến lược kinh doanh dài hạn, chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, thương hiệu Tôn Đông Á hứa hẹn sẽ tiếp tục tạo ra những bước đột phá, hướng tới mục tiêu đem các sản phẩm chất lượng đến người tiêu dùng.

(Theo tuoitre.vn)

Xem thêm ...

Chương trình Hội thảo và Lễ kỷ niệm “20 năm Hiệp hội Thép Việt Nam đồng hành cùng ngành thép Việt Nam – xây dựng và phát triển” Tenova nhận FAC tại Pomina Flat Steel, Việt Nam Bộ Công Thương gia hạn việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội có xuất xứ từ Trung Quốc, In-đô-nê-si-a, Ma-lay-xi-a và vùng lãnh thổ Đài Loan (Mã vụ việc ER01.AD01) Thông báo gia hạn cho nhà sản xuất trong nước, nhà nhập khẩu về thời gian nộp bản trả lời câu hỏi trong vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với thép cán nguội (AD08) Tổng quan thị trường thép toàn cầu – tháng 9/2019 Tình hình thị trường thép Việt Nam tháng 9/2019 và 9 tháng đầu năm 2019 PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHI PHÍ TUÂN THỦ THỦ TỤC HẢI QUAN Mời tham gia Hội nghị Xúc tiến Đầu tư và Thương mại Việt Nam – Campuchia Ngành thép Việt Nam với việc sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại trong tình hình mới Xác định xuất xứ hàng hóa để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương Đề nghị nộp hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với tôn màu (SG05) Tình hình thị trường thép Việt Nam tháng 8/2019 và 8 tháng đầu năm 2019 Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung: Cần biện pháp gì để ngành thép phát triển ổn định Hướng Dẫn Chi Tiết Tải Foxit Reader 12.11 Bản Full Crack Mới Nhất 2024 Miễn Phí 5++ Đơn vị thiết kế website tại Hà Nội dẫn đầu 2024