Điều gì cản trở Doanh nghiệp Việt Nam sử dụng các công cụ Phòng vệ Thương mại để tự bảo vệ trước hàng hóa nước ngoài?



Sáng ngày 14/10/2015, VCCI đã tổ chức Hội thảo "Điều gì cản trở Doanh nghiệp Việt Nam sử dụng các công cụ Phòng vệ Thương mại (PVTM) để tự bảo vệ trước hàng hóa nước ngoài?" với nhiều thông tin bổ ích cho các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập. Hiệp hội Thép Việt Nam xin trích đăng tài liệu Hội thảo để các doanh nghiệp nghành thép tham khảo

Bối cảnh chung:
Trong xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng, Việt Nam phải mở rộng cửa cho hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài. Hàng rào thuế quan theo cam kết trong các FTA sẽ được dỡ bỏ theo lộ trình hoặc gần như dỡ bỏ hoàn toàn. Cùng với đó là nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh của hàng hóa nước ngoài tại Việt Nam. Thời gian qua, trên thị trường đã bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu của hiện tượng hàng nước ngoài nhập khẩu ồ ạt hay được bán với giá rẻ đặc biệt, khiến các doanh nghiệp Việt Nam rất khó để cạnh tranh.
WTO và pháp luật Việt Nam đã cung cấp một nhóm công cụ để doanh nghiệp có thể đối phó với các hiện tượng này: đó là các biện pháp phòng vệ thương mại (kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ). Tuy nhiên, dường như các doanh nghiệp Việt Nam còn rất lúng túng trước các công cụ này.
Nhằm tăng cường năng lực của doanh nghiệp và hiệu quả sử dụng các công cụ PVTM này, Trung tâm WTO và Hội nhập thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (Trung tâm) đã tiến hành điều tra nghiên cứu tình hình năng lực và các lý do cản trở doanh nghiệp các ngành hành động trong lĩnh vực này. Một số nội dung chính của Hội thảo tập trung vào các vấn đề cụ thể:

1/ Việc các doanh nghiệp VN đã sử dụng công cụ PVTM:
Tính đến nay, Việt Nam mới chỉ áp dụng biện pháp PVTM thành công 2 trên tổng số 4 vụ khởi xướng điều tra (trong đó có 1 vụ Chống bán phá giá liên quan đến sản phẩm thép năm 2013 và 01 vụ về Tự vệ Thương mại đối với sản phẩm kính nổi).
Trong khi đó, số lượng các vụ điều tra PVTM đối với hàng hóa Việt Nam ở nước ngoài tính tới tháng 10/2015 là 94 vụ (trong đó tổng số vụ dẫn tới áp dụng biện pháp PVTM là 46, chiếm khoảng 30%).

2/ Nguy cơ hàng nhập khẩu cạnh tranh không lành mạnh/nhập khẩu ồ ạt vào thị trường Việt Nam
Hàng hóa mà Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất cũng thuộc nhóm bị kiện PVTM nhiều nhất trên thế giới.
Mặt hàng sắt thép đứng ở vị trí thứ 4 trong top 5 mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu nhiều nhất vào Việt Nam năm 2014 (chiếm 4,7%).

3/ Tại sao doanh nghiệp VN chưa thể sử dụng các công cụ PVTM ở VN?
Đây cũng là một trong những nội dung của nhóm nghiên cứu về việc các doanh nghiệp Việt Nam hiểu biết, vận dụng và sẵn sàng sử dụng đến các công cụ PVTM.đến các công cụ PVTM.

4/ Cần làm gì để doanh nghiệp VN có thể sử dụng công cụ PVTM hiệu quả hơn?
Về phía doanh nghiệp:
(i) Nhóm biện pháp để DN biết về công cụ PVTM
– Thông tin về PVTM qua kênh Hiệp hội
– Tăng các cột tin chuyên môn
– Giới thiệu các kênh thông tin chuyên môn

(ii) Nhóm biện pháp để nâng cao năng lực sử dụng công cụ PVTM cho DN
– Đưa PVTM thành một loại chiến lược kinh doanh
– Đào tạo PVTM cho cán bộ
– Chuẩn bị nguồn lực cho PVTM

Đối với VCCI, Hiệp hội:
– Cung cấp thông tin
– Tăng cường hoạt động tư vấn ban đầu, định hướng cho doanh nghiệp (để giảm chi phí)
– Tăng cường kết nối, hướng dẫn DN

Đối với cơ quan Nhà nước:
(i) Cơ chế công khai thông tin
– Mở rộng phạm vi thông tin XNK mà DN được phép tiếp cận
– Dịch vụ cung cấp thông tin chuyên sâu cho DN

(ii) Cơ chế hỗ trợ tiền tố tụng và tố tụng
– Tư vấn Đơn kiện
– Hỗ trợ tiếp cận thông tin thuộc phạm vi quản lý của Cơ quan Nhà nước
– Hỗ trợ trong quá trình tố tụng (đặc biệt trong điều tra thực địa/xác minh thông tin của nguyên đơn).
– Hướng dẫn, hỗ trợ các bên liên quan (đặc biệt là các nhóm bị ảnh
hưởng).

(iii) Hoàn thiện cơ sở pháp lý về PVTM ở VN
– Quy trình – điều kiện chi tiết hơn

(Nguồn: Tài liệu Hội thảo ngày 14/10/2015)

Thông tin chi tiết Hoithao ve PVTM ngay 14.10.15

Xem thêm ...