Tình hình thị trường thép Việt Nam tháng 5/2023 và 5 tháng đầu năm 2023
Theo dự báo của Hiệp hội Thép thế giới (WSA) vào cuối tháng 5/2023, nhu cầu thép toàn cầu sẽ bắt đầu phục hồi trong năm 2023 sau khi giảm 3,2% năm 2022. Đông Á và Đông Nam Á sẽ đóng góp phần lớn tăng trưởng nhu cầu năm 2023, bù đắp cho sự suy yếu ở Châu Âu và Hoa Kỳ. WSA dự kiến nhu cầu thép năm 2023 sẽ tăng 40,8 triệu tấn đạt 1,8223 tỷ tấn.
Tình hình thị trường nguyên liệu sản xuất thép:
- Quặng sắt loại 62%Fe: Giá quặng sắt loại (62% Fe) ngày 8/6/2023 giao dịch ở mức 116,85 USD/Tấn CFR cảng Thiên Tân, Trung Quốc, giảm nhẹ khoảng 6 USD/tấn so với thời điểm đầu tháng 5/2023.
- Than mỡ luyện cốc: Giá than mỡ luyện cốc (Hard coking coal) xuất khẩu tại cảng Úc ngày 8/6/2023 giao dịch ở mức khoảng 233,91 USD/tấn FOB, giảm 7 USD/tấn so với đầu tháng 5/2023. Mức giá giảm khoảng 62% so với giá than cốc cao nhất ghi nhận vào hồi cuối Quý I/2022.
- Thép phế liệu: Trong tháng 5/2023: Phế nội địa điều chỉnh giảm từ 100 VNĐ/Kg đến 200 VNĐ/Kg giữ mức 8.600 đến 9.100 VNĐ/Kg. Giá phế nhập khẩu giảm 26 USD/tấn giữ mức 390-405 USD/tấn cuối tháng 05/2023. Giá thép phế liệu giao dịch cảng Đông Á ngày 8/6/2023 ở mức 399,86 USD/tấn, giảm 5USD so với đầu tháng 5/2023.
- Điện cực graphite: Thị trường than điện cực graphite dự kiến sẽ ghi nhận các xu hướng tăng trưởng trong dài hạn, giá cho các điện cực giữ ở mức ổn định. Giá than điện cực loại UHP450 dao động khoảng 2.930-3.100 $/t CFR Đà Nẵng, tương đối ổn định kể từ đầu năm 2023.
- Cuộn cán nóng HRC: Giá HRC ngày 8/6/2023 ở mức 606,49 USD/Tấn, CFR Việt Nam, ngang mức giá giao dịch đầu tháng 5/2023.
Tình hình sản xuất – bán hàng các sản phẩm thép:
Tháng 5/2023:
- Sản xuất thép thành phẩm đạt 2,224 triệu tấn, tăng 2,3% so với tháng 4/2023 nhưng giảm 19,7% so với cùng kỳ 2022;
- Bán hàng thép các loại đạt 2,309 triệu tấn, tăng 13,62% so với tháng trước và ngang mứccùng kỳ 2022;
Tính chung 5 tháng đầu năm 2023:
- Sản xuất thép thành phẩm đạt 11,091 triệu tấn, giảm 21,8% so với cùng kỳ năm 2022.
- Bán hàng thép thành phẩm đạt 10,409 triệu tấn, giảm 19,3% so với cùng kỳ năm 2022.
- Trong đó xuất khẩu đạt 3,154 triệu tấn, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tình hình xuất nhập khẩu các sản phẩm thép:
Tình hình nhập khẩu:
- Tháng 4/2023, nhập khẩu thép thành phẩm các loại về Việt Nam hơn 1 triệu tấn với trị giá hơn 893 triệu USD, giảm lần lượt 20,79% về lượng và 16,44% về giá trị so với tháng 3/2023; tăng 7,47% về lượng nhưng giảm 13,88% về giá trị so với cùng kỳ 2022.
- Tính chung 4 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu thép thành phẩm các loại về Việt Nam khoảng 3,769 triệu tấn với trị giá hơn 3,162 tỷ USD, giảm 5,15% về lượng và giảm 24,36% về giá trị.
- Các quốc gia cung cấp thép chính cho Việt Nam bao gồm:Trung Quốc (54,71%), Nhật Bản (16,17%), Hàn Quốc (9,05%), Ấn Độ (6,59%) và Đài Loan (6,16%).
Tình hình xuất khẩu:
- Tháng 4/2023, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 973 ngàn tấn thép tăng 11,37% so với tháng 3/2023 và ngang mức cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu đạt hơn 812 triệu USD tăng 18,03% so với tháng trước nhưng giảm 19,93% so với cùng kỳ năm 2022.
- Tính chung 4 tháng đầu năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 3,257 triệu tấn thép tăng 0,48% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu đạt 2,522 tỷ USD giảm 23,79% so với cùng kỳ năm 2022.
- Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2023 là: khu vực ASEAN (36,38%), Khu vực EU (24,15%), Hoa Kỳ (7,55%), Ấn Độ (5,72%) và Thổ Nhĩ Kỳ (3,21%).
(Trích Bản tin Hiệp hội Thép tháng 6/2023)
Xem thêm ...
- Tình hình thị trường thép Việt Nam tháng 11/2024 và 11 tháng đầu năm 2024 25/12/2024
- Tình hình thị trường thép Việt Nam tháng 10/2024 và 10 tháng đầu năm 2024 22/11/2024
- Diễn đàn Văn hóa với Doanh nghiệp năm 2024 07/11/2024
- Xét chọn khen thưởng trong công tác hoạt động xuất khẩu năm 2023 29/10/2024
- 8 doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Thép Việt Nam kiến nghị về tình trạng vi phạm chất lượng ống thép 02/10/2024