Phần 1 – BỐI CẢNH RA ĐỜI CỦA HIỆP HỘI THÉP VIỆT NAM



Công nghiệp thép Việt Nam đã bắt đầu hình thành từ những năm 60 của thế kỉ 20, ở miền Bắc khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên được xây dựng được ví như cái nôi của ngành luyện kim đất nước, ở miền Nam các lò điện quy mô nhỏ được xây dựng ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận như là trung tâm sản xuất thép ở khu vực miền Nam. Sau giải phóng năm 1975, trên cơ sở của hai trung tâm sản xuất thép trên, Chính phủ thành lập hai công ty thép Nhà nước là Công ty Gang Thép Thái Nguyên và Công ty Thép Miền Nam. Sau những năm 90, với chính sách đổi mới của đất nước, hàng loạt công ty thép tư nhân và các công ty thép liên doanh với nước ngoài ra đời. Năm 1995, Tổng Công ty Thép Việt Nam, nay là Tổng Công ty Thép Việt Nam - CTCP (VnSteel) ra đời. Đất nước hội nhập sâu rộng, kinh tế tư nhân phát triển đòi hỏi khách quan ra đời tổ chức xã hội nghề nghiệp của ngành Thép. Trong bối cảnh đó Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) được thành lập vào tháng 8/2001.

Sau khi sát nhập Công ty Gang thép Thái Nguyên và Công ty Thép Miền Nam thành Tổng Công ty Thép Việt Nam (năm 1990), sản lượng thép cả nước chỉ đạt 100.000 tấn/năm, trong đó, miền Bắc 60.000 tấn, miền Nam 40.000 tấn, trong khi nhu cầu thép của cả nước không ngừng tăng, nguồn thép cung ứng của các nước trong phe xã hội chủ nghĩa trước đây không còn nữa, Chính phủ Việt Nam đã đặt ra nhiệm vụ phải nhanh chóng đầu tư xây dựng ngành công nghiệp thép của Việt Nam để đáp ứng nhu cầu thép của nền kinh tế. Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam đã ra đời từ năm 1986, nhưng với ngành thép, các công ty nước ngoài phải sau năm 1990 mới bắt đầu vào Việt Nam đầu tư.

Chính phủ Việt Nam cũng kêu gọi các nhà đầu tư trong nước tham gia xây dựng các nhà máy sản xuất các sản phẩm thép để nhanh chóng tăng sản lượng thép trong nước, đáp ứng cho xây dụng hạ tầng cơ sở, xây dựng các nhà máy, công sở và nhà dân dụng, cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp chế tạo và gia công… Chính vì vậy, sau năm 2000; ngành thép Việt Nam đã phát triển nhanh chóng. Ngoài các công ty thép của Nhà nước đã có công ty thép liên doanh với nước ngoài (Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Singapore, Đài Loan), công ty 100% vốn nước ngoài, công ty cổ phần, công ty tư nhân của VN tham gia sản xuất các sản phẩm thép.

Sau năm 2000, hầu hết các công ty thép tập trung sản xuất thép xây dựng (thép cuộn F6, F8 và thép thanh, ống thép hàn), nhưng các sản phẩm thép khác, đặc biệt là thép tấm phải nhập khẩu. Với dân số gần 80 triệu dân, lượng thép sản xuất tính thẹo đầu người vào những năm 2000 chưa đạt 130kg/người nên Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi đầu tư cho ngành thép.

Tuy nhiên, với sự phát triển ồ ạt, không tuân thủ qui hoạch nên ngành thép cũng bắt đầu xuất hiện những bất cập, tình trạng dư thừa công suất thép xây dựng đã dẫn tới các doanh nghiệp cạnh tranh nhau về giá bán, tranh giành thị trường tiêu thụ, gây hỗn loạn giá cả thị trường thép, buộc một số doanh nghiệp phải bán dưới giá thành, chịu lỗ mà cuối cùng vẫn tồn kho vì nhu cầu thị trường không tăng. Giai đoạn 1997-1998, nhiều doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng bị thua lỗ.

Việc đầu tư ở các địa phương cũng mất định hướng, địa phương nào cũng muốn có nhà máy thép để mong chuyển đổi cơ cấu kinh tế địa phương, bất chấp những hạn chế về mặt vốn đầu tư, nguồn cung ứng nguyên liệu ổn định và nhu câu thị trường của sản phẩm đặc biệt là môi trường sinh thái… Có địa phương nhận một lúc 3, 4 dự án đầu tư vào ngành thép và cấp phép rất nhanh chóng.

Các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường hoạt động trong môi trường vừa cạnh tranh vừa liên kết với nhau. Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy mở rộng phạm vi liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp. Cùng với sự nỗ lực của các doanh nghiệp ngành thép, cần có một tổ chức hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp, hướng các doanh nghiệp mở rộng liên kết theo chương trình chung, đại diện cho các doanh nghiệp trong việc tham gia ý kiến hoạch định chiến lược và các chính sách phát triển chung của ngành. Chính vì thế, trước sự phát triển mạnh mẽ của ngành thép, Hiệp hội Thép Việt Nam đã dẫn ra đời.

Trong bối cảnh đó, Tổng Công ty thép Việt Nam với vai trò Doanh nghiệp Nhà nước dẫn đầu ngành thép, chuyên sâu về ngành sản xuất thép đã đề xuất với Bộ Công nghiệp thành lập Hiệp hội Thép Việt Nam với mong muốn có một tổ chức thống nhất của các nhà sản xuất thép (như kinh nghiệm các nước tiên tiến và đặc biệt là 5 nước trong Hiệp hội Đông Nam Á mà Việt Nam đã tham gia là thành viên thứ 6 từ năm 1995) để từ đó định hướng cho sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp thép Việt Nam. Sau đó, Ban vận động thành lập Hiệp hội do Tổng công ty Thép Việt Nam chỉ đạo là:

  • Tập hợp các doanh nghiệp sản xuất thép trong một tổ chức nghề nghiệp để phối hợp tổ chức sản xuất hiệu quả, phù hợp với nhu cầu thị trường tránh dư thừa, tồn kho sản phẩm, dẫn đến cạnh tranh thị trường, cạnh tranh giá bán không lành mạnh, gây tổn thất cho các doanh nghiệp, ảnh hưởng đến người tiêu dùng.
  • Thống nhất ý kiến của các doanh nghiệp sản xuất thép để kiến nghị với Nhà nước về các chủ trương đầu tư cho ngành thép, tránh đầu tư tràn lan, không tuân theo qui hoạch, gây lãng phí và tổn thất nguồn lực của đất nước.
  • Là tổ chức làm cầu nối giữa các doanh nghiệp thép với Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước, phản ảnh trung thực ý kiến của các doanh nghiệp thép đối với các chủ trương, chính sách do Chính phủ và các Bộ ban hành, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thép phát triển bền vững.

Đại diện cho các doanh nghiệp sản xuất thép VN tham gia các tổ chức quốc tế về sản xuất thép, đặc biệt là Hiệp hội Thép Đông Nam Á và Viện sắt thép Đông Nam Á do 4 nước Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan tài trợ, để tranh thủ sự hỗ trợ về đầu tư và kỹ thuật sản xuất thép cho Việt Nam.

Lĩnh hội các ý tưởng về thành lập Hiệp hội Thép Việt Nam, ban trù bị đã sưu tầm các điều lệ Hiệp hội thép một số nước như Đài Loan, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia,v.v để tham khảo cách tổ chức và triển khai hoạt động của Hiệp hội Thép các nước, rút ra những vấn đề phù hợp với tình hình mới phát triển của ngành sản xuất thép tại Việt Nam để soạn thảo điều lệ hoạt động và cơ cấu tổ chức của Hiệp hội Thép Việt Nam giai đoạn đầu tiên.

Dự thảo Điều lệ của Hiệp hội Thép đã được trình duyệt lên Vụ Tổ chức phi Chính phủ của Ban Tổ chức Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) để bổ sung hoàn chỉnh trước khi thông qua Đại hội lần thứ nhất.

Ngày 6/8/2001, Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ đã ký quyết định số 42/2001/QĐ-BTCCBCP về việc cho thép thành lập Hiệp hội Thép Việt Nam.

Xem thêm ...

Chương trình Hội thảo và Lễ kỷ niệm “20 năm Hiệp hội Thép Việt Nam đồng hành cùng ngành thép Việt Nam – xây dựng và phát triển” Tenova nhận FAC tại Pomina Flat Steel, Việt Nam Bộ Công Thương gia hạn việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội có xuất xứ từ Trung Quốc, In-đô-nê-si-a, Ma-lay-xi-a và vùng lãnh thổ Đài Loan (Mã vụ việc ER01.AD01) Thông báo gia hạn cho nhà sản xuất trong nước, nhà nhập khẩu về thời gian nộp bản trả lời câu hỏi trong vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với thép cán nguội (AD08) Tổng quan thị trường thép toàn cầu – tháng 9/2019 Tình hình thị trường thép Việt Nam tháng 9/2019 và 9 tháng đầu năm 2019 PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHI PHÍ TUÂN THỦ THỦ TỤC HẢI QUAN Mời tham gia Hội nghị Xúc tiến Đầu tư và Thương mại Việt Nam – Campuchia Ngành thép Việt Nam với việc sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại trong tình hình mới Xác định xuất xứ hàng hóa để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương Đề nghị nộp hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với tôn màu (SG05) Tình hình thị trường thép Việt Nam tháng 8/2019 và 8 tháng đầu năm 2019 Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung: Cần biện pháp gì để ngành thép phát triển ổn định Hướng Dẫn Chi Tiết Tải Foxit Reader 12.11 Bản Full Crack Mới Nhất 2024 Miễn Phí 5++ Đơn vị thiết kế website tại Hà Nội dẫn đầu 2024